1.2. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ
1.2.1. Về phía Việt Nam
Thứ nhất, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc
xây dựng và đổi mới đất nước, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu và rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” theo Tạp chí cộng sản. Đẩy mạnh quan hệ thương mại và đầu tư Việt – Nga giúp nước ta phần nào theo kịp với sự phát triển kinh tế thế giới bằng cách tiếp xúc và học hỏi nền công nghệ, những dây chuyền sản xuất hiện đại của Nga, tăng cường hợp tác trong các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa hai nước.
Thứ hai, Việt Nam sẽ có động lực mạnh mẽ để nâng cao tính cạnh tranh, uy
tín, tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước khi hợp tác phát triển thương mại và đầu tư với Nga. Bởi lẽ, Liên bang Nga được đánh giá là một thị trường mở, rộng lớn, và khơng khó tính như một số thị trường khác (ví dụ: EU, Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản v.v). Người tiêu dùng Nga cũng ưa chuộng những sản phẩm giá rẻ, chủng loại phong phú và khơng địi hỏi chất lượng quá cao như các thị trường khó tính. Do đó, việc thâm nhập thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia có lợi thế tương tự về chủng loại hàng hóa.Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hoạt động còn kém tập trung, chưa ổn định, quy mô nhỏ và thiếu đầu mối giao thương tại Nga. Hơn nữa, chi phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Nga cịn cao do phương tiện vận chuyển chủ yếu là container và tuyến đường dài do phải đi qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga. So với những nước có lợi thế địa lý như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ thì hàng hóa Việt có sức cạnh tranh rất yếu. Do vậy, các doanh nghiệp chịu sức ép lớn, buộc phải tập trung vào những thế mạnh khác của hàng hóa bằng cách đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
động, tạo ra những sản phẩm với giá cả cạnh tranh mà vẫn đảm bảo về chất lượng và chủng loại.
Thứ ba, phát triển quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – Liên bang Nga
góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội của đất nước. Trước hết, chính phủ có thể thơng qua hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư với Nga để tạo nguồn vốn cho quá trình mở rộng đầu tư trong nước. Trong khi vấn đề việc làm ở Việt Nam đang là vấn đề nan giải, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, hợp tác thương mại – đầu tư với các nước phát triển như Nga còn giúp đem lại nhiều cơ hội việc làm cho một lượng lớn người nhàn rỗi trong độ tuổi lao động, tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực thương mại trong cơ cấu lao động theo ngành. Ngoài ra, các hoạt động trao đổi chuyên gia cùng sự phát triển về cơng nghệ sản xuất theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với hàm lượng vốn và tri thức cao sẽ góp phần nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực cho lao động Việt Nam.
Bốn là, thông qua việc thúc đẩy quan hệ thương mại-đầu tư giữa hai nước,
Việt Nam có thể đa dạng hóa thị trường, , từ đó hạn chế rủi ro trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh ngày nay, ảnh hưởng của q trình tồn cầu hóa và mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng tạo nên một mạng lưới tài chính tồn cầu với sự gắn bó và phụ thuộc to lớn lẫn nhau giữa các trung tâm tài chính. Chỉ cần một phần tử trong mạng lưới đó gặp bất ổn sẽ kéo theo những tác động dây chuyền. Điển hình nhất chính là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009 khiến các nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Trong những thời điểm như vậy, việc có một thị trường và nguồn đầu tư ổn định là rất quan trọng. Liên bang Nga với dân số xếp thứ 7 thế giới là một thị trường đầy tiềm năng, một đối tác đầu tư đáng tin cậy.
Năm là, quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt – Nga giúp Việt
Nam gia tăng giá trị xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu, tăng kim ngạch thương mại. Hai bên cũng đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do FTA giữa Việt Nam và Liên minh hai chiều lên 7 tỷ USD vào cuối năm 2015.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Thứ sáu, thông qua tăng cường các hoạt động quan hệ đầu tư với Nga, Việt
Nam có thể đẩy mạnh thu hút dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ Nga, thực hiện các mục tiêu của đất nước trong công cuộc đổi mới và xây dựng.
Thứ bảy, như đã đề cập, cộng đồng người Việt ở Nga có tầm quan trọng vơ
cùng to lớn trong phát triển thương mại – đầu tư của Nga. Ban Quan hệ quốc tế - VCCI (Trần Thị Thu Trang -Hồ sơ thị trường Liên bang Nga, 2014, tr. 13 ) có đề cập đến điều này. Theo đó, qua gần hai thập kỷ, có khoảng 60-80 nghìn người Việt đã tồn tại và sinh sống tại Nga. Hiện nay, đây là một cộng đồng trẻ, nhờ có họ nên đã có sự thành lập và phát triển của hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, sản xuất v.v. Đây là cầu nối để các doanh nghiệp Việt đầu tư và thị trường Nga. Điều này được giải thích bởi lý do cộng đồng Việt kiều Nga là ngững người quảng bá tích cực nhất cho các sản phẩm của Việt Nam. Thông qua hệ thống doanh nghiệp, cửa hàng của người Việt tại Nga, những sản phẩm như nông sản, thực phẩm, hàng may mặc v.v của Việt Nam đang từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường tiêu dùng Nga. Cơ hội này đặt ra một sự cần thiết khách quan để tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga.