1.2. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ
1.2.2. Về phía Liên bang Nga
Thứ nhất, Việt Nam là một thị trường năng động với dân số trẻ (56% dân số
dưới 30 tuổi theo Nielsen), có mức tăng trưởng bình quân GDP tương đối cao (7,4%/năm). Năm 2014, Việt Nam đã lọt vào danh sách 15 thị trường mới nổi tiềm năng nhất của Business Insider. Người tiêu dùng Việt Nam ln sẵn sàng đón nhận những sản phẩm công nghệ cao đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thơng tin mà Nga có thế mạnh. Bên cạnh đó, theo Global Insights Bain Analysis, tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 được dự báo sẽ thuộc loại cao nhất trong khu vực ASEAN, đạt 8%; trong khi con số đó của Indonesia và Malaysia là 5%; của Philippines, Thái Lan và Singapore là 4%. Đáng kể nhất là trong lĩnh vực bán lẻ như tạp hóa, hàng may mặc, sản phẩm làm đẹp, thực phẩm và
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đồ uống, hàng hóa mang tính giải trí. Nghiên cứu của Euromonitor cho biết mức chi tiêu bán lẻ tại thị trường Việt Nam sẽ gia tăng, dự báo đến năm 2016 quy mơ tồn thị trường bán lẻ sẽ đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, tăng 5 tỷ USD so với năm 2011 và tổng doanh thu của các lĩnh vực có liên quan đến hàng tiêu dùng sẽ lên tới 140 tỷ USD. Do đó, Việt Nam chính là một cơ hội lớn để Nga tận dụng phát triển và đa dạng hóa các ngành sản xuất của mình như mục tiêu của chính phủ Nga đã đề ra.
Thứ hai, Nga cũng nhìn thấy ở Việt Nam một điểm đến hấp dẫn để đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Trước hết, nhờ chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, đồng tiền của Việt Nam biến động ít so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, đây là nước có nền chính trị-xã hội ổn định, vững chắc và đang tích cực thực hiện những đường lối cải cách đất nước, hội nhập kinh tế toàn cầu. Dân số Việt Nam với cơ cấu dân số “vàng” cũng cung cấp một nguồn lao động dồi dào, giá rẻ cho các nhà đầu tư nước ngồi.
Thứ ba, chính phủ Việt Nam luôn cố gắng cải thiện mạnh mẽ môi trường
đầu tư kinh doanh. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong bài viết “Việt Nam – Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư” (đăng trên trang mạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF, 2014) đã nói rằng : “Chính phủ Việt Nam ln cam kết và hành động nhằm tạo lập mơi trường đầu tư thơng thống, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngồi cũng như khơng ngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng trong đó có nỗ lực mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”. Hơn nữa, với mối quan hệ tương trợ lớn lao trong quá khứ của Liên Xô với Việt Nam (mà Liên bang Nga kế thừa) ngày nay là mối quan hệ đối tác chiến lược tồn diện, Việt Nam ln trân trọng và dành sự ưu tiên đặc biệt trong hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư đối với Nga.
Thứ tư, đất nước hình chữ S có ưu điểm nằm ở vị trí chiến lược, giữa Đơng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
lý tưởng của Nga trong quan hệ với các nước ASEAN và Đông Á khi phát triển quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam.