1.2. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ
1.2.3. Tính bổ sung của hai thị trƣờng
Nga được xếp vào nhóm 8 nền kinh tế có mức độ bổ sung cao với Việt Nam cùng với Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và EU (Tạp chí quản lý kinh tế). Đánh giá này dựa trên nền tảng phân tích lợi thế so sánh (RCA) của các nền kinh tế đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Nước ta có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm nhiệt đới. Trong khi đó, Nga và các nền kinh tế này có điểm mạnh về cơng nghệ, máy móc, thiết bị, dầu khí, luyện kim, năng lượng v.v. Điều đó có nghĩa là nhóm nền kinh tế này sở hữu rất ít sản phẩm mang tính tương đồng và cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh. Ngược lại, họ có nhiều hàng hóa mang tính bổ sung cho nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam như máy móc, đồ cơng nghệ v.v. đã kể trên. Cũng theo Tạp chí quản lý kinh tế, trong khi cơ cấu lợi thế so sánh của Nga và các nền kinh tế này tập trung chủ yếu vào các ngành cơng nghiệp có hàm lượng vốn, tri thức và cơng nghệ cao; nguyên liệu thô và tài nguyên lại là lĩnh vực mà cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam tập trung phần lớn. Chính sự khác biệt lớn về thế mạnh sản xuất và cơ cấu lợi thế so sánh như vậy khiến các nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau.
Riêng đối với Nga và Việt Nam, do yếu tố lịch sử và nền chủ nghĩa xã hội chi phối sự phát triển kinh tế thương mại của hai nước còn khiến hai nước có những nét khá tương đồng về mơi trường kinh tế. Do đó, việc tập trung tăng cường và phát triển quan hệ thương mại – đầu tư Việt Nga là một hướng đi đúng đắn và cần thiết đối với cả hai bên trong bối cảnh hiện nay.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY