Chính sách thƣơng mại

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và liên bang nga trong bối cảnh ngày nay thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 51)

2.2. CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ CỦA LIÊN BANG NGA

2.2.1. Chính sách thƣơng mại

Có thể nói, xu hướng chung của thương mại thế giới là hội nhập thương mại quốc tế, tự do hóa các hoạt động giao thương. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Dấu mốc quan trọng và đầu tiên của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Liên bang Nga là khi Liên Xô tan rã năm 1991, Nga thực hiện quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế kinh tế, thiết lập lại trật tự quan hệ quốc tế đối với thế giới. Trong vòng hơn 20 năm kể từ đó, chiến lược thương mại chủ yếu của nước Nga là xây dựng một nền kinh tế mở, giảm thiểu các rào cản về trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nước ngồi, hướng tới tự do hóa, chủ động và bình đẳng trong thương mại quốc tế.

Trước hết, Liên bang Nga từng bước tham gia các Hiệp định, các thỏa thuận thương mại song phương, đa phương với các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà đáng kể nhất là Tổ chức thương mại quốc tế WTO, Hội đồng châu Âu, OSCE, APEC, ký kết Hiệp định Liên minh kinh tế Á – Âu (EEU – Eurasian Economic Union, một liên minh kinh tế gồm 3 nước Nga, Belarus, Kazakhstan với dân số 170 triệu người, diện tích 20 triệu km2), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các Hiệp định hợp tác với ASEAN, v.v. Trong quá trình hội nhập, tham gia các tổ chức, ký kết các Hiệp định như vậy, Nga đã thay đổi, điều chỉnh và hoàn thiện khn khổ chính sách, pháp luật, thể chế kinh tế để phù hợp hơn với phương thức vận hành kinh tế của thế giới. Cụ thể, một mặt Nga đề ra các quy tắc cạnh tranh, bảo hộ sở hữu trí tuệ, khơng phân biệt đối xử, quản lý nền kinh tế theo hướng thị trường, v.v. ;

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ v.v. Bên cạnh đó, Nga cũng khơng ngừng khai thác các thế mạnh sản xuất trong nước, đẩy mạnh nền kinh tế định hướng xuất khẩu, củng cố địa vị kinh tế và nâng tầm ảnh hưởng ra thế giới đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Liên bang Nga đang có quan hệ thương mại với gần 240 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký kết gần 13.000 Điều ước quốc tế.

Quy định nhập khẩu

Thuế đối với hàng nhập khẩu

Thuế hải quan: Các mặt hàng được vận chuyển qua biên giới hải quan của Liên bang Nga đều phải thu thuế Hải quan hoặc lệ phí hải quan theo Biểu thuế Hải quan (Bộ luật Hải quan Liên bang Nga). Thuế này là thống nhất và không thể thay đổi theo giao dịch, chủ thể hoặc các yếu tố khác. Riêng đối với những mặt hàng có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên của Hội đồng kinh tế (CIS) mà Nga là thành viên như Ukraine, Belarus, Uzebekistan v.v. không chịu thuế hải quan khi vào lãnh thổ hải quan Nga.

Thuế nhập khẩu: Từ sau khi gia nhập WTO, Nga cam kết giảm thuế nhập khẩu xuống mức thấp nhất là 7,147 tỷ USD. Trong đó đối với nhóm hàng nơng sản, thuế nhập khẩu giảm từ 15,6% xuống 11,3%; hàng công nghiệp giảm từ 9,4% xuống cịn 6,4 %; đặc biệt máy vi tính hoặc thiết bị sản xuất máy vi tính được gỡ bỏ thuế quan nhập khẩu trong vòng 3 năm sau khi gia nhập WTO. Nhiều dòng thuế nhập khẩu khác cũng được áp dụng mức thuế giảm hoặc mức thuế cam kết trong phạm vi các nước có đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN – Most favour nation) của chính phủ Liên bang Nga

Ngồi ra, Nga cũng đánh các loại thuế nội địa đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới hải quan như thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Ngoại trừ đối với hàng hóa một số nước mà Nga đã ký các thỏa thuận song phương về thuế gián thu như Amenia, Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan, Cộng hòa Kyrgyztan,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Moldova và Azerbaijan thì áp dụng mức thuế GTGT bằng 0, không bao gồm mặt hàng dầu.

Các phương thức hạn chế nhập khẩu phi thuế quan bao gồm: hạn ngạch, giấy phép và cấm nhập khẩu.

Điều 21 Luật Liên bang số 164 – FZ, trên Nguyên tắc Quy định nhà nước về Ngoại thương quy định nhập khẩu hàng hóa được thực hiện mà không hạn chế số lượng ngoại trừ các trường hợp đối với những phương tiện kỹ thuật đặc biệt phục vụ cho thơng tin bí mật, các sản phẩm quân sự liên quan đến an ninh và an toàn con người, nhập khẩu phải có giấy phép (Nghị định số 214 của Chính phủ Liên bang Nga ngày 10/3/2000) . Những hoạt động nằm trong lĩnh vực thương mại nước ngoài của Ngân hàng Liên bang cũng cần có giấy phép để duy trì. (Khoản 3, Điều 24, Luật Liên bang số 164-FZ).

Nói chung, Nga áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quan chỉ trong các trường hợp như để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật hay bảo vệ đạo đức xã hội, nguồn tài ngun, mơi trường ; giữ gìn các giá trị nghệ thuật, lịch sử quốc gia v.v.

Quy định về quy tắc xuất xứ:

Quy tắc xuất xứ hàng hóa được Nga lập ra để thực hiện ưu đãi thuế quan hoặc các biện pháp chính sách thương mại khơng ưu đãi. Theo đó, các nước xuất xứ của hàng hóa là đất nước mà hàng hóa được sản xuất tồn bộ hoặc một phần theo cách thức phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Bộ luật Hải quan. Đây có thể là một nhóm quốc gia hoặc liên minh hải quan các nước, khu vực hoặc một phần của quốc gia. Nhóm hàng hóa có tiêu chuẩn quy tắc xuất xứ của Nga gồm các mặt hàng như: khống chất chiết xuất từ lịng đất và trong lãnh hải quốc gia; rau được trồng hoặc thu hoạch, động vật sinh ra và lớn lên trong nước; sản phẩm từ đánh bắt cá trong nước, sản phẩm thu được từ biển bên ngoài lãnh hải quốc gia với điều kiện đất nước có độc quyền phát triển từ vùng biển đó v.v.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật:

Luật Liên bang số 184 – FZ về Quy chuẩn kỹ thuật quy định một số nguyên tắc và phương hướng cải cách hệ thống quy chuẩn kỹ thuật cơ bản. Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu vào Liên bang Nga cần khai báo qua một danh sách đầy đủ sản phẩm hoặc kèm những chứng nhận bắt buộc, đánh giá, tuyên bố về sự phù hợp đối với từng đối tượng. Ví dụ, về nhãn mác hàng hóa, nhãn hàng hóa ở Nga phải có đủ các thơng tin quy định như tên sản phẩm, tên nước xuất xứ, thành phần, trọng lượng, khối lượng, chất phụ gia v.v. Nga cũng cung cấp tờ khai xác nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng như: đồ nội thất, lông thú, vải, giày dép và một số sản phẩm khác. Chính phủ Nga cũng đang xem xét để giảm bớt danh mục các sản phẩm phải có chứng nhận bắt buộc và mở rộng danh mục cần khai báo.

Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật

Sản phẩm từ động thực vật nhập vào Nga phải trải qua các quy trình kiểm dịch khắt khe, dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và các bằng chứng khoa học. Trước tiên, lô hàng phải xuất trình được Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật của nước xuất khẩu. Ngay tại biên giới của Liên bang Nga, toàn bộ giấy tờ liên quan đến lô hàng sẽ được kiểm tra. Tiếp đó, lơ hàng sẽ được kiểm tra thực tế từng mặt hàng. Cuối cùng, cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra vật lý, xác định các thành phần cho phép và không cho phép hoặc xác định lượng hóa chất tồn đọng (ví dụ thuốc sâu). Nếu lô hàng an toàn, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (COP), ngược lại sẽ bị tiêu hủy nếu lơ hàng có rủi ro cho sức khỏe con người và động vật. Chính phủ Nga cũng lập một danh sách các sản phẩm có nguy cơ kiểm dịch cao gồm : côn trùng (khô hoặc sống), các loại ngũ cốc, các loại hạt (hướng dương, hạt cải dầu, hạt lanh), khoai tây, khoai lang, bắp cải, su hào, gỗ v.v.

Sở hữu trí tuệ:

Ở một thị trường lớn và tiềm năng như Liên bang Nga, việc tìm cách khẳng định, tạo dựng uy tín và tự bảo vệ thương hiệu là việc làm không thể thiếu đối với

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mỗi doanh nghiệp. Hiểu rõ điều này, Chính phủ Liên bang Nga đưa ra quy định về bảo hộ nhãn hiệu với thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng. Theo đó, doanh nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cộng hịa Liên bang Nga. Sau đó đơn đăng ký sẽ được thẩm định dựa vào các tiêu chuẩn bảo hộ. Từ 1-2 tháng sau khi thẩm định, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ. Bên cạnh đó, tương tự đối với nhãn hiệu, Nga cũng đưa ra các quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ sáng chế, bảo hộ quyền tác giả v.v.

Quy định xuất khẩu:

Nga là một nước có tiềm năng xuất khẩu lớn. Nhà nước Nga đã và đang có những chính sách và chiến lược để giữ vững cũng như tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các hướng chính trong lĩnh vực xuất khẩu của Nga gồm có:

Đa dạng hóa tiềm năng xuất khẩu quốc gia, kết hợp các lĩnh vực công nghiệp truyền thống như dầu mỏ, công nghiệp quốc phòng và hiện đại như ngành công nghiệp vận tải, khoa học – kỹ thuật, lao động, đầu tư, thông tin v.v ; tăng cơ cấu thị phần của sản xuất lên một mức độ cao và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa ở nước ngồi ; ngồi ra xóa bỏ các rào cản thương mại xuất khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nước ngồi.

Bên cạnh đó, Chính phủ Liên bang Nga cũng có những chính sách hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các công cụ về thuế quan, phi thuế quan, các ưu đãi thuế, tín dụng, bảo hiểm. Một số cơ quan hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Nga có thể kể đến là : Các cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECAs) – có nhiệm vụ cung cấp bảo hiểm hoặc bảo đảm tiền vay cho khách hàng của các tổ chức tài chính trong nước nhập khẩu, bảo lãnh các khoản vay của các nhà xuất khẩu cho người mua ở nước nhập khẩu ; Cơ quan Xúc tiến xuất khẩu (AGEs) – hỗ trợ các nhà xuất khẩu trong tìm kiếm thị trường, cung cấp thơng tin về các sản phẩm đang có nhu cầu tại các thị trường khác nhau. Mặt khác, thơng qua các Cơng ty cho th tài chính quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu nếu không đủ vốn vẫn có thể thuê máy móc, các

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thiết bị hiện đại để cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường nước ngồi. Ngồi ra, chính phủ Nga cịn hỗ trợ xuất khẩu thơng qua việc cho phép sử dụng tín dụng thuế đối với các doanh nghiệp có thuế giá trị gia tăng.

Một chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu khác của Liên bang Nga là chính sách về tỷ giá hối đối. Chính phủ Nga đặc biệt lưu ý đến việc ổn định tỷ giá hối đoái – một trong những yếu tố nhạy cảm và ảnh hưởng phức tạp tới xuất nhập khẩu. Do đồng Rúp chưa có khả năng chuyển đổi hoàn toàn, nhà nước Nga cho phép tập trung một số ngoại tệ lớn như USD, GBP, JPY v.v. được phép giao dịch trong thương mại vào các ngân hàng để thống nhất ngoại hối. Bên cạnh đó, nhà nước cho phép các nhà xuất khẩu tự do sở hữu, sử dụng cũng như trao đổi ngoại tệ trên thị trường và có sự điều chỉnh tỷ giá mua ngoại tệ một cách linh hoạt để hạn chế thua lỗ của doanh nghiệp xuất khẩu khi biến động tỷ giá. Gần đây, các nhà lãnh đạo Nga đang xem xét về khả năng chuyển đổi cách thanh tốn trong các giao dịch nước ngồi từ USD sang Rúp, đặc biệt trong bối cảnh trừng phạt và cô lập của Mỹ và phương Tây đối với Nga nói chung và khu vực ngân hàng của Nga nói riêng. Ơng Andrei Kostin - người đứng đầu ngân hàng VTB của Nga cho rằng Nga có thể thực hiện được điều này, bắt đầu từ những vị thế của mình về dầu mỏ và khí đốt, trong tương lai, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có thể đặt các đối tác thương mại nước ngồi trước u cầu dùng Rúp để thanh tốn. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tính độc lập của mình đối với những thị trường lớn là Mỹ và EU, giảm sự phụ thuộc vào đồng USD đồng thời giúp nền kinh tế quốc gia giảm sự lệ thuộc vào thị trường quốc tế.

Mặt khác, các quy định phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép, cấm xuất khẩu giúp nhà nước điều chỉnh hoạt động thương mại nước ngoài bằng cách giới hạn về số lượng hoặc giá cả hàng hóa xuất khẩu. Ví dụ, theo điều 21 Luật liên bang 164 – FZ, hàng hóa nằm trong danh mục “Những hàng hóa rất cần thiết” do chính phủ Liên bang Nga xác định, có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng trong thị trường nội

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

địa Nga ví dụ một số loại thực phẩm hay nhu yếu phẩm khác sẽ bị hạn chế tạm thời hoặc cấm xuất khẩu để ngăn ngừa nguy cơ trên ; đối với những phương tiện kỹ thuật đặc biệt phục vụ cho thơng tin bí mật, xuất khẩu phải có giấy phép (Nghị định số 214 của Chính phủ Liên bang Nga ngày 10/3/2000).

Ngoài ra, Liên bang Nga cũng thơng qua một số chương trình giúp đẩy mạnh nền xuất khẩu của mình như “Phát triển xuất khẩu dịch vụ vận tải” , “Phát triển tiềm năng xuất khẩu đến năm 2020”, “Hỗ trợ tiếp cận thị trường nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu” v.v.

Một trong số các chiến lược xuất khẩu của Liên bang Nga là tập trung xác định khu vực ưu tiên cho phát triển xuất khẩu dựa trên các yếu tố kinh tế khách quan. Các đối tác ưu tiên xuất khẩu chính của Nga là CIS, Tây Âu, Đông Á, Trung Đông và Bắc Phi, Đông Âu và Phần Lan, Bắc Mỹ, Latin America (Dự thảo Chiến lược xuất khẩu của Nga đến năm 2030, Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga, 2014)

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và liên bang nga trong bối cảnh ngày nay thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)