2.1. KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ
2.1.2. Giai đoạn 1991 2008
Năm 1991, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga tách ra thành một nước mới có địa vị pháp lý và chủ quyền riêng. Những năm đầu thập kỷ 90 là những năm tháng khó khăn nhất đối với Liên bang Nga. Chính phủ Nga thất bại trong việc thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế của nước mình bởi lúc này, Liên bang Nga là một quốc gia non trẻ, còn nhiều việc phải bắt đầu, nhiều vấn đề phải giải quyết đặc biệt là những gánh nặng Liên Xô để lại. Do mới thành lập, tình hình chính trị tại Liên bang Nga cũng cịn nhiều bất ổn. Vai trò của Nga đối với các nước
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đạo Nga lúc đó, Việt Nam cũng khơng cịn vị trí như trong quan hệ Việt – Xơ. Đây cũng chính là thời kỳ trì trệ của quan hệ Việt Nga khi hợp tác song phương đi xuống nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế thương mại. Nga không giữ nguyên và áp dụng chính sách đối ngoại sẵn có của Liên Xơ mà lại theo đuổi chính sách đối ngoại mới : Định hướng Đại Tây Dương, coi phương Tây là điều kiện tiên quyết để thoát khỏi khủng hoảng và hội nhập nhanh với các nền kinh tế phát triển. Tại Việt Nam, Nga rút dần số lượng các chuyên gia của mình đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang trong những năm cải tổ và đổi mới cơ chế thị trường bằng cách xác định lại các lợi ích quốc gia và những ưu tiên đối ngoại của mình. Thời kỳ này, Việt Nam dành ưu tiên hàng đầu cho việc cải thiện và tăng cường mối quan hệ với các nước láng giềng cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, đặt trong hoàn cảnh của Việt Nam lúc bấy giờ, khi đã quen với một mối quan hệ mang tính bao cấp với Liên Xơ thì Liên bang Nga lại trở thành một đối tác mới, “vừa quen, vừa lạ” ( Tạp chí Cộng sản). Cùng với sự khó khăn đang ở mức cao trào do khủng hoảng kinh tế - xã hội, Nga cũng không thể thực hiện được những cam kết đối với Việt Nam mà Liên Xơ để lại. Giữa hai nước cịn có nhiều rào cản lúc bấy giờ, cơ chế quan hệ mới chưa kịp thiết lập trong khi cơ chế cũ đã sụp đổ.
Với những nguyên nhân vừa chủ quan vừa khách quan như vậy, sự phát triển quan hệ thương mại đầu tư hai nước tất yếu gặp trở ngại, kéo theo là sự sụt giảm mạnh mẽ các liên hệ kinh tế vốn có bề dày truyền thống từ bao đời. Đến năm 1992, khối lượng bn bán song phương Nga – Việt chỉ cịn 1,911 tỷ rúp, bằng 10% kim ngạch mậu dịch Việt – Xơ năm 1989 (theo Tạp chí NCQT, số 27, 1999). Nga cung cấp một cách rất hạn chế cho Việt Nam những hàng hóa thiết yếu như máy móc, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu. Bên cạnh đó, Nga cũng thu hẹp thị trường của mình về các mặt hàng xuất khẩu truyền thống từ Việt Nam như hàng nông sản, thực phẩm, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ v.v. Kết quả là Việt Nam phải tìm kiếm các đối tác mới trong khu vực cũng như trên thế giới. Các đối tác từ Việt Nam vì thế cũng giảm sự quan tâm với thị trường Nga.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Cuối năm 1993- đầu năm 1994, Liên bang Nga bắt đầu đẩy mạnh chính sách đối ngoại “cân bằng Đông – Tây”, cải thiện quan hệ với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Đánh dấu sự chuyển biến đó là sự kiện Nga tham gia ARF-1 (1994) và trở thành bên đối thoại đầy đủ của ASEAN (1996). Mặt khác, Việt Nam cũng đã bước đầu vượt qua khỏi khủng hồng kinh tế; có mức tăng trưởng nhất định; bình thường hóa quan hệ với Mỹ và hội nhập ASEAN, trở thành thành viên chính thức của tổ chức vào năm 1995. Từ đó, quan hệ thương mại, đầu tư Việt – Nga có những chuyển biến tích cực hơn. Hai nước nhận thức lại vai trò của nước còn lại trong sự phát triển của mình.
Tháng 6- 1994 đánh dấu một sự khởi sắc quan trọng trong quan hệ Việt – Nga sau chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Việt nam Võ Văn Kiệt. Tại đây, hai nước ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa Việt Nam và Nga. Hiệp ước đặt ra một cơ sở pháp lý mới cho hoạt động đối ngoại song phương. Nga tiếp tục cung cấp cho Việt Nam các mặt hàng thiết yếu mà trước đây hạn chế, đặc biệt các máy móc thiết bị phục vụ cho các cơng trình hai bên hợp tác xây dựng từ thời Liên Xô. Ngược lại, Việt Nam cũng được mở rộng thị trường cho hàng hóa của mình tại Nga. Ngày càng có nhiều liên doanh thương mại được thành lập giữa hai nước. Đặc biệt, thời gian này bắt đầu có sự xuất hiện các cơng ty tư nhân của người Việt tại Nga hoạt động trên các lĩnh vực như kinh doanh hàng tiêu dùng, ăn uống, du lịch, dịch vụ, vật liệu sản xuất, ngân hàng v.v . Thông tin tư liệu của Học viện Ngoại giao (1999) cho biết đến năm 1996, số lượng loại hình cơng ty này ở Liên bang Nga là khoảng 300 công ty với số vốn khoảng 200 triệu USD. Thêm vào đó, chỉ sau 1 năm tăng cường quan hệ, đến cuối năm 1995, kim ngạch thương mại hai nước đã đạt 453 triệu USD (con số này năm 1992 là 204,9 triệu USD). Đến năm 1996, Nga xếp thứ 18/ 54 nước đầu tư tại Việt Nam với 36 dự án có số vốn 160 triệu USD. Đặc biệt phải kể đến Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, tính đến năm 1997, đã khai thác được 50 tấn dầu, thu về 6,3 tỷ doanh thu bán dầu cho Việt Nam. Năm 2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước ổn định ở mức 367,1 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt sang
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Nga là 122,5 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu từ Nga là 244,6 triệu USD. Tháng 9- 2000, hai nước ký Hiệp định xử lý nợ, theo đó Việt Nam chỉ phải trả 15% khoản nợ Liên Xô cũ cho Nga (11,069 tỷ rúp), tương đương 1,7 tỷ rúp nhưng 90% trong đó trả bằng hàng hóa, 10% cịn lại bằng ngoại tệ.
Đầu những năm 2000 là khoảng thời gian quan hệ thương mại đầu tư hai nước gia tăng tích cực nhất kể từ khi Tổng thống Nga Putin có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 28/2 đến 2/3 năm 2001. Tại đây hai nước ký kết hơn 30 văn kiện cấp cao và nhiều hiệp định hợp tác phát triển ngoại thương. Hai nước duy trì cơ chế Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại để họp bàn về tăng cường hợp tác kinh tế. Đến năm 2004, Nga có 46 dự án đầu tư với số vốn 251 triệu USD, đứng thứ 21 trong tổng số 64 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Năm 2005, kim ngạch thương mại hai chiều Việt –Nga đã đạt kỷ lục, vượt qua con số 1 tỷ USD (1,019 tỷ USD), đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2000. Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 1,7 tỷ USD. Cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước cũng ổn định và ngày càng phát huy được các lợi thế so sánh của từng nước. Hội đồng doanh nghiệp Việt – Nga được thành lập để hỗ trợ, xúc tiến thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp hai nước. Đến năm 2008, số dự án của Nga vào Việt Nam đã tăng lên 50 với số vốn 617,5 triệu USD.
Năm 2008 là một năm đầy biến động với thế giới khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu mà nước bắt đầu là Mỹ. Đặc biệt lúc này, Liên bang Nga lại đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa hai nhà lãnh đạo D.Medvedev và V.Putin. Trong bối cảnh đó, cả Nga và Việt Nam đều gặp phải những tổn thất nặng nề, đồng tiền mất giá, lạm phát tăng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao. Tuy nhiên, cả hai nước đều cố gắng thực hiện những giải pháp linh hoạt và phù hợp nhất nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tới nền kinh tế cũng như mối quan hệ thương mại hai nước. Nga dỡ bỏ thuế nhập khẩu đánh vào một số mặt hàng Việt Nam có lợi thế như may mặc, hàng thủ cơng mỹ nghệ, lâm nghiệp đồng thời tăng vốn đầu tư ra nước ngồi 53% so với năm 2007. Thời điểm suy thối kinh
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
tế toàn cầu ở mức cao điểm, hai nước vẫn cố gắng đẩy mạnh quan hệ song phương điển hình là chuyến thăm chính thức đến Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cuối tháng 10/2008. Tại đây, hai bên đạt được một kết quả “từ lâu chưa có” ( theo D.Medvedev) đó là Văn kiện Kế hoạch hành động chung Nga – Việt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư đến năm 2012. Kết quả đến cuối năm 2008, trao đổi hàng hóa song phương đạt mức kỷ lục 1,5 tỷ USD.
Có thể thấy, giai đoạn này là giai đoạn tuy cịn khó khăn nhưng hai nước đã rất nỗ lực trong phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương,duy trì theo hướng hồn thiện, đi vào chiều sâu và đã đạt được những bước khởi đầu nhiều ý nghĩa.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm một cái nhìn sơ lược về tiến trình quan hệ 2
nước sau năm 2008 cũng là điều cần thiết. Cụ thể, năm 2011, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga đạt 2,5 tỷ và năm 2012 đạt 3,6 tỷ. Cũng trong năm này, ngày 22/8, sau 18 năm đàm phán, Liên bang Nga trở thành thành viên thứ 156 của WTO. Điều này tác động mạnh mẽ đến quan hệ hai nước bởi nó vừa là thách thức, vừa là cơ hội khi mức thuế của hàng loạt mặt hàng từ Việt Nam vào Nga sẽ giảm đồng thời thuế của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ Nga cũng thấp đi khiến các doanh nghiệp hai bên đều phải nỗ lực để cạnh tranh với doanh nghiệp từ các quốc gia thành viên khác. Năm 2012, Nga là chủ tịch của Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Nga cũng tích cực đóng góp cho các hoạt động của ASEAN trong đó có Việt Nam. Các tài liệu chính thức của Nga đều cho thấy Nga đặt Việt Nam trong nhóm 3 nước đối tác chiến lược quan trọng nhất ở châu Á và tiến hành hàng loạt dự án trao đổi hợp tác mà điểm nhấn là dự án khai thác khu mỏ Yamal – Nenets ở vùng Siberia. Đây chính là minh chứng quan trọng cho việc đặt lòng tin và sự quyết tâm phát triển quan hệ giữa hai nước.
Hiện tại, Nga đứng thứ 18/101 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 93 dự án và tổng số vốn đăng ký là 2,07 tỷ USD. Ngược lại, Việt Nam cũng có 16 dự án đầu tư vào Nga với vốn đầu tư hơn 1,7 tỷ USD tập trung chủ yếu vào lĩnh
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
vực thương mại và dầu khí. Hiện tại, hai nước đang trong q trình đàm phán và đặt mục tiêu trong năm 2015 sẽ hoàn thành ký kết FTA giữa Việt Nam và liên minh thuế quan gồm Nga , Belarus, Kazakhstan. Theo Đại sứ Phạm Xuân Sơn, đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự mở đầu cho việc hình thành mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa hai bên.