Phương pháp soạn thảo

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho công chức văn phòng thống kê (10 1 2021) (Trang 39 - 40)

- Vận dụng tốt quy trình soạn thảo văn bản đáp ứng yêu cầu công tác.

c) Phần kết luận

1.4.1.2. Phương pháp soạn thảo

Bố cục của văn bản nghị quyết thường gồm 3 phần chính:

Phần 1: Trình bày các căn cứ để ra nghị quyết. Căn cứ là những lý do của việc ban

hành, chúng phải hợp pháp và hợp lý nhằm nâng cao sự nhất trí và tự giác thực hiện cho các chủ thể thi hành, được trình bày ngắn gọn, vừa đủ, khơng biện luận dài dịng.

Nghị quyết có thể dựa vào những lý do như: cần phải giải quyết những tình hình thực tế đang đặt ra một cách cấp bách; có những phản ánh hoặc nguyện vọng của đông đảo quần chúng thể hiện qua sự khiếu tố hoặc kiến nghị; hoặc để triển khai việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của cấp trên…, nhưng cũng có thể chỉ cần nêu một lý do là đủ.

Ví dụ:

+ Nhằm thực hiện tốt hơn một nhiệm vụ nào đó

+ Nhằm thực hiện một chủ trương, một văn bản, một chính sách của cấp trên

Đối với nghị quyết cần tiếp tục thực hiện tốt hơn một chủ trương, chính sách, một biện pháp đã được chỉ đạo thì cần phải:

+ Đánh giá khái quát tình hình + Nêu những tồn tại

(phần này viết một cách khái quát, cô đọng, khơng kể lể dài dịng)

Đối với nghị quyết về việc thực hiện một chủ trương, một chế độ, một chính sách mới thì cần phải nói rõ mục đích, u cầu, tầm quan trọng của việc thực hiện.

Phần 2: Trình bày nội dung nghị quyết, tập trung nêu những vấn đề trọng tâm của

nghị quyết. Trước khi nêu những quyết định về các giải pháp và nhiệm vụ, mục tiêu, cần trình bày một số sự kiện thực tế, những yêu cầu và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, những nhận xét, đánh giá tình hình nhưng phải thật ngắn gọn, đủ ý để làm cơ sở cho các quyết định, khơng nên bình luận, phân tích dài dịng.

Trong phần quyết nghị cần nêu rõ nội dung công việc cần làm thành các nhiệm vụ, mục tiêu chung và các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong từng thời gian. Tiếp đó, nêu những phương hướng và giải pháp thành các chủ trương, biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trên.

Nội dung của nghị quyết phải diễn đạt riêng thành từng đề mục cụ thể. Ý tưởng của từng vấn đề phải rõ ràng, chính xác, lập luận phải chặt chẽ, việc dùng từ ngữ phải nghiêm túc và minh bạch, thường được trình bày theo thể văn nghị luận (văn xi pháp luật) với cách hành văn dứt khoát (thường dùng các từ ngữ như: nhiệt liệt, hoàn toàn, kiên quyết, triệt để, cực lực, nghiêm khắc..; tránh dùng những từ ngữ như: nói chung, về đại thể, về cơ bản…). Cách viết theo kiểu văn nghị luận đòi hỏi thường xuyên lập luận, dùng câu từ chuyển tiếp để đảm bảo tính logic. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi đưa ra các quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề nhất định như đặt ra nội quy, quy chế, các văn bản phụ khác, hoặc áp dụng pháp luật để giải quyết những công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của cơ quan ban hành như: bầu các chức vụ nhà nước, bãi bỏ, huỷ bỏ những văn bản sai trái của cơ quan cấp dưới…, nghị quyết cần được viết theo kiểu văn điều khoản (tương tự như các văn bản luật, pháp lệnh, nghị định…).

Như vậy, mục đích của việc viết phần nội dung nghị quyết là giúp cho người nghiên cứu, thực hiện nắm được những quyết định của bản nghị quyết là những vấn đề gì? Yêu cầu phải giải quyết, phải thực hiện cái gì? Phương hướng, phương châm, bước đi.

Cách trình bày: theo tính chất của vấn đề nêu ra, có thể trình bày nội dung nghị quyết theo 2 cách sau:

+ Cách thứ nhất: nếu là những vấn đề lớn, phức tạp thì có thể viết thành từng mục, nêu ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoặc nguyên tắc chung, sau đó nêu chủ trương về từng mặt cụ thể. Mỗi một mục thường có một tiêu đề riêng.

+ Cách thứ hai: nếu là những vấn đề khơng phức tạp thì có thể đi thẳng vào chủ trương cụ thể từng mặt, không cần đề cập đến ý nghĩa, mục đích, phương hướng chung.

Phần 3: Trình bày biện pháp thực hiện nghị quyết. Trong phần này phải nêu rõ các

chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện, trong đó phải nêu rõ các chủ thể có trách nhiệm chính và các chủ thể có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện. Cần xác định một cách cụ thể nghĩa vụ và quyền hạn của từng cấp, từng ngành, từng tổ chức và từng cá nhân. Phần này cũng phải quy định các biện pháp bảo đảm về vật chất và tinh thần cho việc thực hiện có hiệu quả cao những nhiệm vụ và mục tiêu mà nghị quyết đặt ra.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho công chức văn phòng thống kê (10 1 2021) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)