70
307.600 USD, trong đó xuất khẩu qua Seaprodex được 174 triệu USD và nộp ngân sách 38.200.000 đồng. Ngoài ra dành trên 20.700.000 đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành, phục hồi đóng mới trên 3.500 tàu thuyền, khoảng 120 mã lực, xây dựng mới trên 20 nhà máy đông lạnh, nâng công suất lên 250 tấn đông/ngày, làm mới 26 nhà máy, nâng công suất từ 360 tấn/ngày lên 760 tấn/ngày, xây thêm 3.900 tấn kho lạnh, nâng công suất từ 1.000 tấn lên 6.000 tấn. Ngành cũng đã liên kết với các ngành nông nghiệp hỗ trợ trên 5 vạn tấn phân bón, 2.000 tấn thuốc trừ sâu, hàng vạn tấn xăng dầu, xi măng, sắt thép, liên kết các địa phương và hỗ trợ một số ngành khác như nhập
dược liệu, bột sữa, hóa chất, chất dẻo”94. Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Vũ Đình
Liệu khẳng định: “ngành Thủy sản là ngành đầu tiên được Đảng và Nhà nước cho thử nghiệm cơ chế kinh tế mới tự cân đối, tự trang trải thông qua xuất nhập khẩu để trang bị
lại ngành. Đó là một cơ chế rất táo bạo và sáng tạo”95.
Seaprodex có mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh, thành ven biển Đông Nam Bộ. Seaprodex kết hợp với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai (thời kỳ này Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc tỉnh Đông Nai) xây dựng các trạm đông lạnh, phát triển các cơ sở đánh bắt, các trạm thu mua... Trong sự liên kết này, Seaprodex cịn trang bị cho địa phương khơng những thiết bị đông lạnh, tàu thuyền, ngư cụ, mà cịn cung cấp cả những cơng nhân lành nghề để điều khiển hệ thống đông lạnh cho tới khi địa phương nắm được kỹ thuật vận hành. Nguyên tắc ăn chia là hài hịa quyền lợi: Địa phương có lợi, Trung ương có lợi. Ngoại tệ xuất khẩu được phân bổ theo tỷ lệ hợp lý nhằm đảm bảo cho địa phương có ngoại tệ để khơng những có thể tái sản xuất trong ngành Thủy sản, mà còn dư ra để nhập các trang thiết bị cho các lĩnh vực khác, nhập một số hàng tiêu dùng để giải quyết ngân sách và đời sống cho địa phương. Nhờ phương thức liên doanh đó, trong thực tế, Seaprodex đã trở thành một tập đoàn kinh doanh thủy sản trên phạm vi toàn quốc, trong đó lợi ích Trung ương và lợi ích địa phương gắn bó chặt chẽ với nhau, đi đến đồng thuận, thay vì mâu thuẫn, cạnh tranh, chia rẽ như trước đây.
Hoạt động đánh bắt hải sản của Seaprodex thu hút đơng đảo ngư dân Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai tham gia. Đây là một lực lượng rất quan trọng, đóng vai trị chủ yếu trong việc khai thác những nguồn lực trên biển Đông Nam Bộ.
94 Nguyễn Hồng Cần (2003), Nghề cá Việt Nam nhìn từ Seaprodex, Tlđd, tr.262-263. 95 Nguyễn Hồng Cần (2003), Nghề cá Việt Nam nhìn từ Seaprodex, Tlđd, tr.261. 95 Nguyễn Hồng Cần (2003), Nghề cá Việt Nam nhìn từ Seaprodex, Tlđd, tr.261.
71
“Tuy nhiên, với trình độ tư duy của nửa đầu thập kỷ 80 thì sự sống động này không khỏi bị nhìn nhận bằng những con mắt nghi kỵ. Sự cảnh giác đó khơng phải khơng gây ra những trở ngại đáng kể cho hoạt động của Seaprodex. Đó cũng là số phận tất yếu của những con người và những đơn vị mở đường vượt qua những hàng rào của
cơ chế cũ.”96
Như vậy, hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu hải sản ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1975-1986 có sự phát triển mới. Trong đó có vai trị của Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Vũng Tàu - Côn Đảo và công ty Seaprodex (Công ty Xuất khẩu Thủy sản) phía Nam.
Nhưng bước phát triển trong hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu hải sản ở giai đoạn này ở các tỉnh, thành ven biển Đông Nam Bộ là sự tập trung đầu tư cho về nghề cá biển, phát triển lực lượng đánh cá thủ công và nửa cơ giới, mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm bảo đảm xăng dầu, phụ tùng, ngư lưới cụ cho lực lượng đánh cá cơ giới. Tổ chức hợp lý dây chuyền sản xuất, kết hợp tốt các khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản. Thơng qua đầu tư có trọng điểm và các chính sách khuyến khích sản xuất, ra sức củng cố và phát triển các cơ sở quốc doanh và hợp tác xã, khôi phục và phát triển lực lượng đánh cá của nhân dân, nâng cao hiệu quả và năng suất trong các khâu đánh, bắt, chế biến; tổ chức ngư dân các tỉnh miền Nam và hợp tác xã nghề cá và các hình thức thích hợp khác; lấy huyện vùng biển làm địa bàn chính để tổ chức lại sản xuất, thiết lập quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với ngư dân, khai thác vùng biển theo hướng ngư - nông - công nghiệp kết hợp.
So với thời kỳ chiến tranh, trước năm 1975, hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu hải sản ở Đông Nam Bộ đã phục hồi phát triển. Cấp ủy và chính quyền các tỉnh, thành ven biển Đông Nam Bộ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa ngành đánh cá, tổ chức lại các lực lượng đánh cá, phát triển và tăng cường lực lượng đánh cá quốc doanh, đưa ngành hải sản nước ta thành một ngành công nghiệp quan trọng.
Từ năm 1976 đến năm 1980, các địa phương ven biển Đông Nam Bộ đẩy mạnh nghề đánh cá biển và chế biến hải sản, xây dựng thêm các bến cá, kho lạnh, các cơ sở đóng và sửa chữa tàu, thuyền; trang bị đồng bộ các khâu hậu cần và chế biến để phát
96 http://kilopad.com/Kinh-te-kinh-doanh-c15/doc-sach-truc-tuyen-pha-rao-trong-kinh-te-vao-dem-truoc-doi-moi-b2896/chuong-10-seaprodex-mo-hinh-tu-cuu-tu-can-doi-tu-trang-trai-mo-va-hoi-tu-ti10 b2896/chuong-10-seaprodex-mo-hinh-tu-cuu-tu-can-doi-tu-trang-trai-mo-va-hoi-tu-ti10
72
huy tốt nhất năng lực sản xuất. Trang bị các tàu cá cỡ vừa và cỡ lớn và tàu đánh tôm cho các cơ sở quốc doanh; tăng thêm thiết bị thăm dị nguồn cá, tăng cường hệ thống thơng tin liên lạc, chỉ huy trong nghề cá. Phát triển những tàu cỡ vừa và cỡ lớn làm trạm nổi, thu mua cá, cung ứng dịch vụ ngoài khơi. Xây dựng các công ty quốc doanh liên hiệp đánh bắt và chế biến cá. Năm 1976, sản lượng cá biển được khai thác trong cả nước lên đến 603.582 tấn; trong đó các tỉnh Đồng Nai 35.000 tấn; Thành phố Hồ Chí Minh 4.782 tấn97.
SẢN LƯỢNG CÁ BIỂN KHAI THÁC Ở ĐÔNG NAM BỘ TRONG TƯƠNG QUAN VỚI CẢ NƯỚC TRONG TƯƠNG QUAN VỚI CẢ NƯỚC
( 1976-1980) (đơn vị: Tấn) (đơn vị: Tấn) Stt 1976 1977 1978 1979 1980 1 Cả nước 603582 622654 527499 458861 398660 1.1 Trung ương 13409 11197 11791 14010 14727 1.2 Địa phương 590173 611457 611457 444851 383993 2 Các tỉnh phía Bắc 117786 136974 121292 98799 80701 2.1 Trung ương 11127 8910 4918 6528 9196 2.2 Địa phương 106659 128064 116374 92271 71505 3 Các tỉnh phía Nam 485796 485680 406207 360062 317959 3.1 Trung ương 2282 2287 6873 7482 5531 3.2 Địa phương 483514 483393 399334 352580 312428 4 Các tỉnh, thành Đông Nam Bộ 4.1 Đồng Nai 35000 45595 4631 8703 6132 4.2 Tp. Hồ Chí Minh 4782 4631 8703 6132 13115 4.3 Vũng Tàu-Côn Đảo 19950 13700 21700
Nguồn: Tổng cục thống kê (2004), Số liệu thống kê Việt Nam thế kỉ XX (quyển 2), Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 379.
Cùng với sự phát triển nghề cá biển, nghề nuôi cá, tôm, nuôi các thuỷ sản nước mặn và nước lợ thành một nghề chăn nuôi quan trọng trong các cơ sở quốc doanh nuôi thuỷ sản, các hợp tác xã nông nghiệp và trong nhân dân các tỉnh, thành ven biển Đông Nam Bộ. Ngư dân đã tận dụng các hồ, đầm, vịnh... để nuôi cá, tôm và các loại thuỷ hải sản. Nghề làm muối phát triển thoả mãn nhu cầu muối ăn và muối nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.