Nguyễn Hồng Cần (2003), Nghề cá Việt Nam nhìn từ Seaprodex, Tlđd, tr.87.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 31 - 35)

76

- 1986 cịn có hàng ngàn tàu đánh cá xa bờ của các tỉnh khác đến lưu đậu, đánh bắt hải sản.

Trong khai thác hải sản ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1975 – 1986 phát triển khá đa dạng. Nghề khai thác được chia thành 6 nhóm nghề chính là lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, nghề cố định và họ nghề khác.

Nghề lưới kéo là nghề khai thác đặc thù ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1975 – 1986, có sản lượng cao. Nghề này chủ yếu hoạt động ở tầng đáy, đối tượng đánh bắt chính là tơm, cá, mực. Nghề lưới kéo phát triển rất mạnh ở một số địa phương ven biển như Long Điền, Vũng Tàu, Cần Giờ… Đây là nghề gây ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản và các hệ sinh thái như rạn san hơ, thảm cỏ biển. Do đó, về sau nghề này khơng được tỉnh khuyến khích phát triển.

Nghề lưới rê chiếm 4,2% và nghề câu chiếm 12,4% cơ cấu nghề, đây là những nghề đang có xu hướng tăng, do đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Họ nghề khác (te, xiệp, rập xếp…) chủ yếu hoạt động ở vùng ven bờ ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1975 – 1986 có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nghề với 46,8%. Nghề Lờ dây (Rập xếp) là nghề mới xuất hiện ở địa phương nhưng phát triển khá nhanh. Đây là nghề khai thác ở các vùng ven bờ, cửa sơng, lạch có độ sâu dưới 10m nước.

So với hoạt động khai thác, hoạt động nuôi trồng và chế biển hải sản ở Đông Nam Bộ ít phát triển hơn. Vi các lý do sau:

1. Sản lượng hải sản khai thác ít, khơng đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường nên không giải quyết được nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến hải sản, như làm mắm, làm khô

2. Đây là thời kỳ bao cấp, Đông Nam Bộ cũng như cả nước phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong một cuộc khủng hoảng tồn diện và sâu sắc nên khơng có điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển ngành ni trồng thủy hải sản.

Do đó, hoạt động chế biến hải sản thời kỳ này chủ yếu được bà con ngư dân duy trì như một ngành nghề truyền thống, sản xuất theo lối nhỏ, lẻ để tự cung tự cấp và bán ở các phiên chợ quê.

77

5.3. Tiểu kết luận chuyên đề

Q trình khai thác, ni trồng, chế biến, xuất khẩu hải sản giai đoạn 1975-1986 đã góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống cộng đồng cư dân ven biển và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ phát triển.

Thành công trong hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu hải sản ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1975-1986 là nhờ cấp ủy và chính quyền các tỉnh, thành Đông Nam Bộ thực hiện tốt các chủ trương của Trung ương và nhận diện đầy đủ về tiềm năng thế mạnh biển, đảo Đông Nam Bộ, trên cơ sở đó mang lại nhận thức đúng đắn, cấp tiến để phát huy những giá trị tiềm năng thế mạnh biển, đảo của Đông Nam Bộ. Thực tiễn phát huy tiềm năng thế mạnh biển, đảo Đông Nam Bộ trong những năm 1975-1986 cho thấy cấp ủy và chính quyền địa phương bước đầu đã tận dụng thời cơ, phát triển tài nguyên vị thế biển đảo ở Đông Nam Bộ. Khẳng định tầm quan trọng chiến lược của Đông Nam Bộ trong vùng không gian Biển Đông. Đây là vấn đề ln có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu hải sản ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1975-1986 đã phát triển phương tiện, sản lượng, đánh bắt hải sản; đồng thời hình thành và phát triển nhiều nghề đánh bắt mới như: nghề vây kết hợp ánh sáng, nghề câu, nghề chụp mực... với trữ lượng khai thác hàng năm trên hàng trăm ngàn tấn.

Mặc dù, những năm đầu trong thời kỳ đổi mới các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản ở Đông Nam Bộ có những bước phát triển đáng phấn khởi nhưng so với tiềm năng vẫn chưa tương xứng. Một bộ phận lớn lao động vùng ven biển còn thiếu việc làm; bãi bồi ven biển còn bị hoang hoá; vùng biển khơi rộng lớn chưa được khai thác bao nhiêu. Trong khi đó các nguồn tài nguyên biển còn bị khai thác bừa bãi, nhiều nơi trở nên cạn kiệt, phá hoại cân bằng sinh thái, đe doạ môi trường sống; chưa xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chưa tận dụng các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn, các tuyến ven bờ, tuyến đảo; chưa vươn mạnh ra đánh bắt ngoài khơi; áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mới về nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản, chế biến để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Cùng với việc xây dựng nhiều cơng trình kiến trúc, du lịch, dịch vụ, sản xuất kinh doanh lấn biển không theo quy hoạch ở nhiều nơi đã gây ra sự biến đổi địa hình, thay đổi dịng chảy và ngập nước, gây bồi lắng và xói lở vùng cửa sơng, cửa biển ở nhiều nơi. Hiện tượng mặn hóa, phèn hóa gây ơ nhiễm hữu cơ cho nguồn nước... làm cho hệ sinh thái

78

ven biển bị phá vỡ cân bằng tự nhiên.

Xuất phát từ thực tiễn phát triển ở Đông Nam Bộ, Đảng và Chính phủ đã nhìn nhận khá toàn diện về tiềm năng và lợi thế quan trọng về vị trí, đất đai, hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế biển như cơng nghiệp dầu khí, sản xuất điện, đạm, cảng biển, du lịch, khai thác và chế biến hải sản. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986 với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, rút ra bốn bài học kinh nghiệm lớn và đề ra đường lối đổi mới toàn diện, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở ra bước ngoặt mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đại hội VI nêu quyết tâm toàn Đảng, toàn dân và toàn qn ta đồn kết một lịng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Trong khai thác biển đảo, Đại hội VI chủ trương: “Hải sản và thuỷ sản nước ngọt,

nước lợ là một nguồn lợi lớn. Coi trọng cả đánh bắt và nuôi trồng, đi đôi với giải quyết

tốt việc chế biến, vận chuyển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng nhanh hàng xuất khẩu. Tăng đầu tư và bổ sung chính sách nhằm tận dụng mọi diện tích mặt nước có thể ni trồng thuỷ sản. Những diện tích mặt nước mà các cơ sở quốc doanh và tập thể quản lý khơng sử dụng hết, thì giao cho nhân dân mượn hoặc nhận khoán để mở

rộng sản xuất”104.

104 Văn kiện Đại hội VI (1986), Tlđd.

79

Chuyên đề 6

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)