Huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 39 - 41)

105 Số liệu sưu tầm từ Công an Thành phố Nếu tính cả những người đang làm việc và sinh sống lâu năm nhưng không có hộ khẩu tại Vũng Tàu thì dân số thực tế lớn hơn rất nhiều.

6.2.2. Huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Huyện Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là một quần đảo có tên là Cơn

Sơn (Cơn Lơn hay Cơn Đảo), nằm ở phía Nam Biển Đơng có tọa độ địa lý là 8030 vĩ độ

Bắc và 10603 độ kinh Đông. Côn Sơn tọa lạc ở vị trí khá xa đất liền, cách Vũng Tàu 97

hải lý (179 km), thành phố Hồ Chí Minh 125 hải lý (230 km), cửa sông Hậu (Cần Thơ) khoảng 45 hải lý (83 km) và thành phố Cần Thơ 165km. Như vậy, về mặt địa lý hành chính thì Cơn Đảo nằm trong vùng Đông Nam Bộ - lãnh thổ là hải đảo nằm án ngữ nơi cửa ngõ vào đất liền.

Diện tích tự nhiên tồn huyện khoảng 76 km2, trong đó hịn đảo lớn nhất có diện

84

xã hội của huyện. Dân số năm 2013 khoảng 7.000 người, chưa có đơn vị hành chính phường, xã, chỉ có các tổ tự quản.

Cơn Đảo bao gồm 16 hịn đảo lớn nhỏ, trên 200 km đường bờ biển với tổng diện

tích đất nổi 75,15 km2, trong đó đảo lớn nhất là Côn Sơn (Côn Đảo, Côn Lôn, Phú Hải)

với diện tích 57,4 km2, kế đến là hịn Bảy Cạnh (7,2 km2), hòn Bà (6,1 km2), hòn Cau

(1,25 km2), hòn Tre lớn (0,75 km2), hòn Trọc (0,4 km2).

Do có vị trí khá xa đất liền cùng với 3 điểm chuẩn trong tổng số 11 điểm chuẩn dùng lập đường cơ sở thẳng làm căn cứ vạch định vùng lãnh hải quốc gia, Cơn Đảo đã góp phần mở rộng lãnh thổ vươn ra Biển Đông hàng trăm kilomet.

Huyện Cơn Đảo có tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, khai thác chế biến

hải sản, phát triển cảng biển, dịch vụ dầu khí và hàng hải. Bờ biển dài 200 km, có nhiều bãi tắm đẹp tuyệt vời như bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh, bãi Đầm Trầu, bãi Hòn Cau, bãi Hòn Tre... Thêm vào đó là vườn Quốc gia Cơn Đảo diện tích gần 6.000 ha trên đất liền và 14.000 ha mặt biển với nhiều loại cây và thú q hiếm. Nói đến Cơn Đảo, ai cũng biết nơi đây có hệ thống nhà tù khủng khiếp của Pháp, Mỹ với nhiều trại giam lớn như: trại Phú hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình, chuồng cọp, chuồng bị cùng khu nhà Chúa Đảo và khu nghĩa trang Hàng Dương nơi chôn cất 20.000 tù nhân chủ yếu là các chiến sĩ cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến.

Môi trường sống ở Côn Đảo rất trong lành, nhiệt độ bình quân khoảng 26 - 27oC

mát mẻ quanh năm. Tất cả những điều kể trên là tiềm năng du lịch của Cơn Đảo với các loại hình phong phú như: Du lịch tắm biển nghỉ ngơi, du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái (lặn, câu cá, leo núi, tham quan rừng biển, sinh vật biển...). Hàng năm Cơn Đảo đón hàng trăm nghìn lượt khách đến du lịch. Đến với Côn Đảo, du khách được nghỉ ngơi tại những cơ sở lưu trú đầy đủ tiện nghi như: khách sạn Phi Yến, Sài Gòn Tourist, nhà khách vườn Quốc gia Cơn Đảo.

Ngồi du lịch, Cơn Đảo cịn là trung tâm ngư trường khai thác hải sản của Tỉnh và phía Nam. Trung ương và tỉnh đã tiến hành đầu tư cảng cá Bến Đầm dài 336 m cho tàu 2.000 tấn cập bến. Riêng huyện cũng có đội tàu khá lớn, hàng năm đánh bắt khoảng 10.000 tấn hải sản các loại.

Côn Đảo chỉ cách đường hàng hải Quốc tế (trục Bắc – Nam) có 60 km. Từ Cơn Đảo, tàu thuyền ngược lên phía Bắc Á như Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hải Nam,

85

Thẩm Quyến, Hồng Kông. Nếu xuôi xuống Nam là đến các nước Đông Nam Á như: Singapore, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thailand. Trong tương lai kênh đào KRA ở Thailand được mở nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mở ra trục Đơng – Tây thì Cơn Đảo sẽ nằm ở ngã tư giao thơng biển quốc tế.

Những năm 1975 - 1986 cuộc sống và sinh hoạt của người dân ở Cơn Đảo có những chuyển biến quan trọng. Ngư trường Côn Đảo sôi động hẳn bởi các hoạt động nghề cá – nơi tập trung hành trăm tàu cá các tỉnh.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)