Huyện Long Đất (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 41 - 42)

105 Số liệu sưu tầm từ Công an Thành phố Nếu tính cả những người đang làm việc và sinh sống lâu năm nhưng không có hộ khẩu tại Vũng Tàu thì dân số thực tế lớn hơn rất nhiều.

6.2.3. Huyện Long Đất (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Trước năm 2004 địa bàn huyện Đất Đỏ và huyện Long Điền ngày nay thuộc huyện Long Đất. Ngày 02-01-2004 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đã họp bàn việc triển khai thực hiện Nghị định 152 của Thủ tướng Chính phủ, tiến hành cơng tác tổ chức bộ máy và cán bộ ở hai huyện Đất Đỏ và Long Điền.

Long Đất là một trong những điểm dừng chân đầu tiên của cộng đồng người Việt trên đường khẩn hoang, lập nghiệp về phương Nam hồi thế kỷ XVI – XVII. Long Đất có hệ thống sơng ngịi, bưng bàu phong phú, đóng vai trị quan trọng trong việc phục vụ kháng chiến và phát triển kinh tế, văn hóa địa phương. Nhân dân huyện Đất Đỏ sinh sống bằng những nghề truyền thống như: làm lúa nước, đánh bắt hải sản và những nghề đòi hỏi sự khéo léo của các nghệ nhân như nghề mộc, nghề chạm khắc gỗ, đúc chuông, làm gốm….

Sau khi được giải phóng (30-4-1975), chính quyền và nhân dân huyện Long Đất khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định dời sống nhân dân. Năm 1979 trên địa bàn huyện về cơ bản hoàn thành việc chuyển các cơ sở tư bản tư doanh trong các ngành: Công nghiệp, Thương nghiệp, vận tải, xây dựng và dịch vụ; nền kinh tế bước đầu phát triển theo mơ hình kinh tế tập trung chung của cả nước. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), cùng với cả nước, Long Đất đã đạt được một số thành tựu rất quan trọng, hệ thống chính trị vững mạnh, kinh tế được khôi phục, sản xuất đi vào ổn định, đời sông nhân dân yên ổn. Cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân vùng Long Đất đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết phát huy những tiềm năng thế mạnh về địa lý tự nhiên, các nguồn nhân lực, đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, phát triển hạ tầng và cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân.

86

Từ sau năm 1980, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đang có chiều hướng phát triển, trước hết trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, gia cơng cơ khí, sản xuất nước đá. Một số nhà máy cơng nghiệp có qui mơ lớn đi vào hoạt động. Hệ thống giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc huyện Long Đất từng bước được xây dựng phát triển đồng bộ.

Kinh tế biển được coi là mũi nhọn của huyện Long Đất. Huyện đã xây dựng được 3 cảng cá Lộc An, Tam Phước, Lị Vơi. Đây là địa phương có lượng ngư dân tham gia đánh bắt hải sản lớn nhất của Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng sản lượng khai thác hải sản bình quân hơn 80.000 tấn/năm. Trên địa bàn huyện (1975 - 1986) có hàng chục cơ sở chế biến hải sản.

Bãi biển Long Hải của huyện Long Đất hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách. Long Đất còn là quê hương của anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, là nơi ở của người con gái nhà cách mạng nổi tiếng Dương Bạch Mai mà nhân dân xã Long Mỹ hay gọi với cái tên triều mến là Bà Hai Mắt Kiếng, có chiến khu Minh Đạm… là những địa chỉ để phát triển loại hình du lịch "về nguồn".

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)