111 Trương Thị Thọ, Nguyễn Văn Hội (chủ biên), Thư mục Thần tích, thần sắc, phần tỉnh Bà Rịa, Viện Thông tin Khoa học xã hội, 1996, tr.1-4. Dẫn từ nguồn: Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, 2004, Sđd, tr. 607. Khoa học xã hội, 1996, tr.1-4. Dẫn từ nguồn: Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, 2004, Sđd, tr. 607.
98
Tại vùng ven biển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều ngơi Đình được xây dựng cách nay hàng trăm năm, là cơ sở tín ngưỡng dân gian, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử truyền thống về văn hóa phi vật thể của vùng đất Cần Giờ anh hùng, như Đình Thần Dương Văn Hạnh, đình Bình Khánh, đình Cần Thạnh.
Từ sau ngày giải phóng (30-4-1975), tiếp theo cơng tác quy tập các mồ mả của liệt sĩ nằm rải rác các nơi trong suốt 30 năm chiến tranh vào các nghĩa trang liệt sĩ của địa phương, đã dấy lên phong trào tơn vinh những người đã hy sinh vì nước, bằng cách đưa danh sách các anh hùng liệt sĩ của địa phương vào thờ ở trong đình làng, coi như lớp hậu duệ có cơng giữ nước tiếp nối thế hệ tiền nhân được thờ tự ở trong đình. Nơi nào khơng có đình có thể xây dựng đền thờ liệt sĩ của địa phương. Hàng năm lấy ngày 27-7, ngày Thương binh liệt sĩ, làm ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã hy sinh.
Những năm 1975 – 1986 đình ở vùng ven biển Đông Nam Bộ là cơ sở tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, là nơi tổ chức có các loại lễ hội: lễ Dựng nêu, lễ Rước thần, lễ Đưa thần, lễ Nguyên đán, Hạ nêu, lễ Tam nguyên, lễ Tứ thời tiết lạp, lễ Kỳ yên, lễ Thượng điền và Hạ điền, lễ cúng Tiên sư, lễ Tạp tế, giỗ Hậu và cúng các anh hùng lịch sử…; lễ cúng các vị thần phù hộ cho người đi biển, lễ hội “uống nước nhớ nguồn” tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến (1945-1975), tổ chức nhằm ngày 27-7 hàng năm (dương lịch) tại đình
làng.112
Lễ chính ở đình làng ở vùng ven biển Đông Nam Bộ là lễ Thượng điền và Hạ điền và đặc biệt lễ chính là lễ Kỳ yên. Lễ Hạ điền là lễ tế thần vào đầu mùa mưa. Lễ Thượng điền cử hành vào cuối mùa mưa. Có lẽ đây là hình thức biến dạng của lễ Xuân tế và Thu tế của đình làng miền Bắc và miền Trung (vốn phụ thuộc rất chặt chẽ vào nông lịch). Lễ Kỳ yên tức là lễ Cầu an. Có khi người ta gọi là lễ vía Thành hồng hoặc
là lễ Giỗ Ơng; mỗi đình làng tổ chức vào một ngày khác nhau.113
Hội đình của ngư dân ở vùng ven biển Đơng Nam Bộ những năm 1975 – 1986 là sinh hoạt phản ánh quá trình giao tiếp văn hóa trong mơi trường, hồn cảnh địa lý, lịch sử, đặc điểm vùng đất địa phương.
112 Đinh Văn Hạnh – Phan An (cb), 2004, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Nxb. Trẻ, tr.69-91 113 Đinh Văn Hạnh – Phan An (cb), 2004, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Tlđd, tr.70 113 Đinh Văn Hạnh – Phan An (cb), 2004, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Tlđd, tr.70
99
Tín ngưỡng thờ Cá Ông và Lễ hội Nghinh Ông
Bờ biển Đơng Nam Bộ dài 127 km, được tính từ ranh giới giữa huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đến ranh giới huyện
Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Gị Cơng Đơng (tỉnh Tiền Giang) 114 có
mật độ đền thờ Lăng Ơng (cá ơng) khá dày, có đến 11 ngơi đền thờ Lăng Ơng; bình quân khoảng 10 km có một đền thờ Lăng Ơng.
Những năm 1975 – 1986, hoạt động thờ cúng Cá Ông và Lễ hội Nghinh Ông ở Đơng Nam Bộ vẫn tiếp tục duy trì ở những đền thờ Lăng Ơng Cần Thạnh (Cần Giờ); đền thờ Lăng Ông ở xã Bình Châu (Xuyên Mộc), Phước Hải, Long Hải, Phước Tỉnh (huyện Long Đất cũ), Xóm Lăng (thị xã Bà Rịa), các làng Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam cũ) của thành phố Vũng Tàu. Lễ hội Nghinh Ông - cúng cá ông được tổ chức khá quy mơ, thu hút đơng đảo nhân dân khơng riêng gì bà con ngư dân địa phương
mà còn nhiều địa phương khác ở Nam Bộ hành hương tham dự.115
Thơng thường, sau phần Lễ Nghinh Ơng là đến phần Hội. Hội là phần vui chơi, giải trí diễn ra tiếp sau phần lễ, cũng có khi xen kẽ sau mỗi nghi thức cúng lễ. Hội vui chơi với nhiều hoạt động rất đa dạng, phong phú như hát bả trạo, hát bội. Ngồi ra, có năm người ta cịn tổ chức nhiều hoạt động thể thao như đá bóng, các trị chơi dân gian gắn liền với nghề biển: kéo dây, trói cua, bắt vịt, đua cà kheo… Các đêm hát cũng như các trị chơi hồn tồn mang tính chất giải trí, khơng mang tính nghi lễ.
Lễ hội Nghinh Ông chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện thế ứng xử văn hóa của ngư dân trước biển cả, nơi mang lại những nguồn lợi kinh tế nhưng cũng đầy gian nan thử thách. Tín ngưỡng thờ cá ơng và lễ hội Nghinh Ơng ở Đơng Nam Bộ một mặt phản ảnh những chuyển biến trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân ven biển Đông Nam Bộ, mặt khác chứa đựng những nét độc đáo, góp phần quan trọng trong việc bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống bao gồm cả giá trị phi vật thể và vật thể.
Tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ thần biển
Tín ngưỡng thờ Mẫu – Nữ thần biển ở Đông Nam Nam Bộ xuất hiện và tồn tại từ hàng trăm năm nay, ngay từ giữa thế kỷ XVII. Để tồn tại trong một vùng thiên nhiên còn hoang dã, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro… cư dân biển Đông Nam Bộ trong giai
114 Lấy sông Vàm Cỏ làm ranh giới