Huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 45 - 46)

105 Số liệu sưu tầm từ Công an Thành phố Nếu tính cả những người đang làm việc và sinh sống lâu năm nhưng không có hộ khẩu tại Vũng Tàu thì dân số thực tế lớn hơn rất nhiều.

6.2.5. Huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh

Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về hướng Đơng Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 Km theo đường chim bay, có hơn 20 Km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đơng Bắc, có các cửa sơng lớn của các con sông Lịng Tàu, Cái Mép, Gị Gia, Thị Vải, Sồi Rạp, Đồng Tranh.

Dân số Cần Giờ tính đến năm 2000 khoảng 60.000 người, mật độ 82

người/Km2 (thấp nhất so với các quận, huyện khác của thành phố). Số người trong độ

tuổi lao động chiếm khoảng 55%. Về hành chính, Cần Giờ có 7 xã và thị trấn: Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thơn Hiệp, An Thới Đơng, Bình Khánh. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Cần Thạnh.

Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về phía Đơng và Đơng Bắc. Giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc ( tỉnh Long An) huyện Gị Cơng Đơng (tỉnh Tiền Giang) về phía tây. Giáp với huyện Nhà Bè (TP.HCM) về phía Tây Bắc. Phía Nam giáp với Biển Đơng.

Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421 hécta, chiếm khoảng 1/3 diện tích Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 hécta, bằng 46,45% diện tích tồn huyện, đất sơng rạch là 22.850 hécta, bằng 32% diện đất tồn huyện. Ngồi ra cịn có trên 5.000 hécta diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nôi bậc về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích tồn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, mắm …

Trong những năm 1975 – 1986, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn của Cần Giờ dần dần được phục hồi sau những thiệt hại nặng nề do chiến tranh tàn phá. Rừng Cần

90

Giờ có chức năng chính là phịng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phịng, nhưng đồng

thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái 107.

Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện ngay từ sau giải phóng, ngành thủy sản ln được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là quỹ đất cịn lớn, mơi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Kể từ sau giải phóng (năm 1975) việc đi lại ở Cần Giờ chủ yếu bằng đường thủy, với phương tiện là ghe, xuồng. Được sự quan tâm, giúp đỡ của thành phố, các cơng trình giao thơng ở đây được khởi cơng xây dựng từ những năm 1980 như tuyến đường từ Cần Giờ nối liền Thành phố (36 km) cấp phối đá đỏ (hoàn thành năm 1986), nay được Thành phố tiếp tục đầu tư mở rộng 6 làn xe. Hoạt động giao thông ngày càng thuận lợi hơn cho việc đi lại của nhân dân và góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Về sản xuất, sau giải phóng bà con ở đây chủ yếu là trồng lúa nước, năng suất thấp, sản xuất lệ thuộc vào thời tiết, đời sống nhân dân khó khăn. Bà con ngư dân ở các xã phía Nam của huyện sinh sống dựa vào nghề đánh bắt thủy hải sản ven sơng, ven biển. Trình độ dân trí của huyện thấp, cơng tác giáo dục gặp nhiều khó khăn, một phần do đặc điểm lịch sử - tự nhiên, mặt khác do điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế.

Từ đầu những năm 1980, với sự nỗ lực của tồn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cần Giờ đã có những bước tiến đáng kể. Chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao; mặt bằng trình độ dân trí được nâng lên. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ người dân được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm dần hàng năm.

Những năm (1975 - 1986) huyện Cần Giờ đã nỗ lực, khắc phục khó khăn, phấn đấu hồn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ, đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Huyện đã chú trọng phát huy lợi thế, tiềm năng về rừng sinh thái, biển, bờ biển và điều kiện thiên nhiên tập trung phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là thuỷ sản, phát triển mơ hình ni nghêu, sị, ni hàu… trên các bãi bồi ven biển, ven sông.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)