Tổng cục thống kê (2004), Số liệu thống kê Việt Nam thế kỉ XX (quyển 2), Tlđd, tr 37 8 379.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 48 - 53)

93

46,8%. Nghề Lờ dây (Rập xếp) là nghề mới xuất hiện ở địa phương nhưng phát triển khá nhanh. Đây là nghề khai thác ở các vùng ven bờ, cửa sơng, lạch có độ sâu dưới 10m nước.

So với hoạt động khai thác, hoạt động nuôi trồng và chế biển hải sản ở Đơng Nam Bộ ít phát triển hơn. Sản lượng hải sản khai thác ít, khơng đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường nên không giải quyết được nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến hải sản, như làm mắm, làm khô. Hoạt động chế biến hải sản thời kỳ này chủ yếu được bà con ngư dân duy trì như một ngành nghề truyền thống, sản xuất theo lối nhỏ, lẻ để tự cung

tự cấp và bán ở các phiên chợ quê.

Nghề nuôi trồng thủy sản ở Đông Nam Bộ những năm 1975 – 1986 chủ yếu là nuôi quảng canh; một số vùng nuôi cá và các loại thủy sản khác phục vụ cho đời sống. Vùng nuôi cá nước ngọt tập trung tại thị xã Bà Rịa và các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Cần Giờ.

Nhìn chung, trong giai đoạn này các tỉnh thành Đông Nam Bộ đã triển khai các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển đảo, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu vật ni và đa dạng hóa loại hình ni, đối tượng nuôi trên cả ba vùng biển, lợ, ngọt. Nhất là tập trung vào ni trên biển các lồi thủy sản tại Cơn Đảo, theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngồi nước; đi đơi với việc chuyển giao khoa học và kỹ thuật, để người dân hình thành nên các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung an toàn, ổn định, bền vững trên cơ sở đảm bảo môi trường và cảnh quan đa dạng và độc đáo trên vùng biển đảo này.

Về chế biển thủy sản, nghề chế biến ở Đông Nam Bộ đã có từ lâu đời, chủ yếu

bằng hình thức thủ công như muối, phơi khô, làm nước mắm từ cá cơm, cá nục… và mắm ruốc. Việc chế biến hải sản bằng những nhà máy hiện đại chỉ xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. Trước năm 1986, chủ yếu chế biến bằng phương pháp thủ cơng, truyền thống; có hàng trăm cơ sở chế biến với quy mô vừa và nhỏ, thu hút hàng ngàn hộ gia đình tham gia lao động. Hàng năm, ngành chế biến thủ công cung cấp cho thị trường trong và ngoài khu vực trên 8 triệu lít nước mắm, 10.000 tấn cá, tơm, mực khơ.

Nhìn chung, các tỉnh thành ven biển Đơng Nam Bộ đã xác định kinh tế thủy sản là một trong những ngành đi đầu trong việc phát triển kinh tế biển của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống phát triển ổn định, bền vững của cư dân vùng

94

biển đảo. Nhờ vậy, đời sống của cư dân vùng biển ngày càng khá hơn, nhà cửa của cư dân cũng ngày được xây dựng nhiều hơn, khang trang hơn. Ở đây, chúng tôi khơng tiếp cận được về tình hình nhà ở của riêng cộng đồng cư dân ven biển. Do vậy, thông qua tình hình nhà ở của Bà Rịa - Vũng Tàu qua số liệu thống kê, để có cái nhìn khái quát về tình hình nhà ở của cư dân biển đảo Đơng Nam Bộ.

Về tình hình nhà ở Bà Rịa - Vũng Tàu qua số liệu thống kê

Năm xây dựng Tổng số nhà Loại nhà đang ở Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà thiếu kiên cố Nhà đơn sơ Không xác định Tổng số 250.256 31.301 204.894 5.260 8.741 60 Trước năm 1975 7.955 1.977 5.740 145 93 - 1975-1999 104.086 16.049 82.196 2.661 3.171 9

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tr.867)

Như vậy, theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tình hình nhà ở của các hộ dân Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng cải thiện. Trước năm 1975, số nhà được xây dựng dạng kiên cố hoặc nhà bán kiên cố cịn thấp; từ 25 năm sau giải phóng, số nhà ở của các hộ dân bắt đầu tăng lên.

Bên cạnh nhà ở, những điều kiện vật chất hỗ trợ đời sống cộng đồng cư dân biển đảo Đông Nam Bộ cũng được cải thiện đáng kể qua thời gian. Ngày xưa và khi vùng nông thôn chưa có điện thắp sáng, người dân chủ yếu dùng đèn dầu, nấu ăn bằng bếp củi, than… cuộc sống khó khăn, vất vả. Theo thời gian, nhất là từ những năm 1980, khi kinh tế phát triển, hạ tầng cơ sở ngày một hoàn thiện, người dân ven biển, đảo đã dần trang bị các thiết bị, đồ dùng đáp ứng nhu cầu trong đời sống hàng ngày.

95

6.3.2. Chuyển biến về đời sống tinh thần trong cộng đồng cư dân biển đảo Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ

6.3.2.1. Tôn tạo một số danh thắng nổi tiếng và khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu cộng đồng dân cư ven biển Đông Nam Bộ (1975 - 1986) nhu cầu cộng đồng dân cư ven biển Đông Nam Bộ (1975 - 1986)

Đơng Nam Bộ có bờ biển dài trên 100 km, trong đó trên 2/3 là bãi cát vàng hoặc trắng ngà, dốc thoai thoải, sạch và đẹp, có thể sử dụng làm những bãi tắm hấp dẫn – tập trung trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thêm vào đó là sự thuận lợi của thời tiết, độ mặn, khơng khí, biển Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi lý tưởng cho việc nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng và thư giãn hầu như quanh năm.

Trong những năm 1975 – 1986, những bãi biển xinh đẹp ở đây được đầu tư phát triển phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân Đông Nam Bộ và cả nước. Tiêu biểu, như Bãi Trước (có tên khác là Tầm Dương); Bãi Sau (tên khác là Thùy Vân, Thùy Dương), với những dãy phố sầm uất, nhà cao tầng, khách sạn hiện đại, tiện nghi. Bãi Sau cịn có khu rừng dương rợp bóng phù hợp với những người thích yên tĩnh, nghỉ dưỡng. Bãi Dứa (tên khác là Hương Phong, Lãng Du). Bãi Dâu (tên gọi khách là Phương Thảo, Vũng Mây). Bãi Tắm Long Hải, là nơi lý tưởng để thư giãn và nghỉ dưỡng. Suối Tiên, nơi đây chứa đựng nhiều vẻ hoang sơ, độc đáo, khơng khí trong lành.

Bàu Sen, là địa bàn đứng chân của cán bộ huyện Cao Su, từ đây đi gây dựng phong trào trong công nhân cao su ở các đồn điền thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1980, công ty Cao su Đồng Nai cải tạo và xây dựng Bàu Sen thành một khu văn hóa và nơi an dưỡng của ngành sản xuất cao su. Bàu Sen được Bộ Văn hóa – Thơng tin ra quyết định số 235/VHQĐ ngày 6-12-1987 cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Suối nước nóng Bình Châu, khu du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng lý tưởng. Rừng sinh thái Cần Giờ…

Bên cạnh những bãi biển xinh đẹp, Đông Nam Bộ được thiên nhiên ban tặng những ngọn núi cao, với khí hậu mát mẻ. Đó là Núi Lớn (núi Tương Kỳ) và Núi Nhỏ (núi Tao Phùng), Núi Thị Vải và cịn có Mũi Nghinh Phong tạo nên những bãi tắm thơ mộng.

Bên cạnh đó, trong những năm 1975 – 1986 chính quyền các tỉnh, thành ven biển Đơng Nam Bộ cịn tu bổ các di tích lịch sử văn hóa phục vụ việc giáo dục lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng cho các thế hệ. Đó là niềm tự hào về những di tích lịch sử,

96

văn hóa mang đậm dấu ấn của q trình lịch sử hình thành, đấu tranh, bảo vệ và phát triển đất nước của Đông Nam Bộ. Thời tiền sử với những di chỉ khảo cổ học Bưng Thơm, di chỉ khảo cổ học Bưng Bạc, với hàng trăm hiện vật gồm công cụ, dụng cụ, đồ trang sức… bằng đá, đồng, gốm đến những di tích văn hóa Chămpa, Phù Nam, Chân Lạp. Những di tích thời khai mở vùng đất ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, ghi dấu bước chân đầu tiên của những lưu dân người Việt, đó là những đình, đền, miếu thờ Thành Hoàng, các vị tiền hiền, hậu hiền, những lăng thờ cá Ông, miếu thờ bà Ngũ Hành, Thiên Y A Na, bà Chúa Xứ và cả miếu thờ thần Hổ, cùng những sắc thần của các vua nhà Nguyễn còn được lưu giữ. Những chứng tích của thời kỳ Pháp xâm lược buổi đầu với những pháo đài phòng thủ, ngọn Hải Đăng thuộc loại cổ nhất Việt Nam trên Núi Nhỏ và Bạch Dinh trên sườn Núi Lớn trên 100 tuổi.

Về lịch sử nhà tù Côn Đảo, từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, là nơi lưu giữ những chứng cứ đầy đủ về tội ác man rợ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đối với nhân dân Việt Nam. Đây là một địa chỉ “Về nguồn” để tìm hiểu về lịch sử đấu tranh, kiên cường, bất khuất của cha ơng, có giá trị về mặt giáo dục truyền thống yêu nước. Cơn Đào cịn có khu vườn quốc gia thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.

Hình các thiết chế văn hóa và khu vui chơi giải trí (1975 - 1986)

Các thiết chế văn hóa và khu vui chơi giải trí ở vùng ven biển Đơng Nam Bộ có kể được kể đến một số địa điểm: Công viên bãi Trước, Quảng trường Trưng Vương, Cung văn hóa Thiếu nhi, Nhà văn hóa Thanh niên, Sân vận động Lam Sơn, Trung tâm văn hóa huyện Cần Giờ… đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của các tầng lớp dân cư biển đảo.

6.3.2.2. Chuyển biến về đời sống tinh thần trong cộng đồng cư dân biển đảo Đông Nam Bộ (1975 - 1986) - phản ánh qua tín ngưỡng và lễ hội Đông Nam Bộ (1975 - 1986) - phản ánh qua tín ngưỡng và lễ hội

Trong suốt các quá trình lịch sử, Đơng Nam Bộ đã hình thành, giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa cư dân bản địa với dân di cư, giữa các dân tộc khác nhau, đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong tín ngưỡng của cư dân biển đảo Đơng Nam Bộ.

Ở đây, chúng tôi chỉ kể đến một số loại tín ngưỡng và lễ hội có ảnh hưởng đậm nét nhất đối với cư dân biển đảo Đông Nam Bộ trong giai đoạn 1975 – 1986, như: tín ngưỡng thờ Thành Hồng và lễ hội đình; tín ngưỡng thờ cá ơng và lễ hội Nghinh Ơng

97

(tức tục thờ cá ông - cá voi, hay Nam hải Đại tướng quân); tín ngưỡng thờ thần nữ và lễ hội thờ Mẫu – Nữ thần (gồm Thiên Y A na, Cửu Thiên Huyền nữ, Thủy Long Thần nữ, Bà Ngũ hành, Bà Chúa xứ, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Nghinh Cơ - Long Hải…).

Tín ngưỡng thờ Thành Hồng và lễ hội Đình

Thần Thành Hồng, theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, là “ông thần làm chủ trong thành”. Thành là “chỗ có nhiều người ở, xung quanh có xây tường kín; Hồng là cáo hào, cái rãnh đào đào xung quanh thành”. Ban đầu, Thành Hoàng gồm là nhiên thần, về sau chuyển thành nhân thần (các vị quan tướng). Thần Thành Hồng theo khn mẫu chính thống của Trung Quốc được du nhập vào nước ta thời An Nam đô hộ phủ (thế kỷ IX) và sau đó, các triều đại độc lập, tự chủ tiếp tục duy trì bằng nhiều đợt sắc phong, coi thần Thành Hoàng là thần bảo hộ kinh đô của vương triều. Dưới thời phong kiến, trong thiết chế văn hóa của làng, đình là cơ sở tín ngưỡng mang tính chất chính thống. Nó vừa mang chức năng tín ngưỡng, lại vừa mang chức năng thế tục. Nghĩa là ngơi đình vừa là trụ sở của thần linh, vừa là công sở của làng (nơi các chức sắc của làng hội họp, bàn bạc những cơng việc từ hành chính đến thuế khóa, ruộng đất, phân xử những công việc nội bộ của làng) vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng, hội hè, vui chơi,

hát xướng, thi tài, khao vọng, ăn uống…109.

Trong các ngơi đình ở vùng ven biển Đơng Nam Bộ, ngồi việc thờ thần Thành Hoàng bổn cảnh, các vị Tiền hiền, Hậu hiền, các đình cịn phối tự nhiều thần linh khác rất đông đảo, gồm cả nhiên thần và nhân thần. Cơ cấu thần linh này khá phồn tạp và đa chủng: Thần Nông, Thổ Địa, Thổ Công, Thiên Y A Nam, Cao Các, Thiên Hậu, Quan Công, Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà Chúa Xứ, Bà Ngũ Hành, Thủy Long Thần nữ, Bạch

Mã thái giám, Tứ vị Thánh nương, Đại càng quốc gia Nam Hải, Thần Hổ…110

Theo kết quả điều tra của Hội Khảo cứu phong tục vào năm 1938, tỉnh Bà Rịa (gồm cả thành phố Vũng Tàu, bao gồm các tổng An Phú Hạ, An Phú Thượng, An Phú

Tân, Phước Hưng Hạ, Phước Hưng Thượng, Phước Hưng Trung) có 36 ngơi đình111.

Sau năm 1975, số đình làng hiện nay cịn lại khoảng trên dưới một phần ba, mà phần lớn tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn hay dọc theo quốc lộ 51.

109 Địa chí Bà Rịa-Vũng Tàu, 2004, sđd, tr.604

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)