101
Tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ thần của người Việt vừa mang màu sắc tín ngưỡng nguyên thủy, vừa ảnh hưởng bởi các tín ngưỡng dân gian kết hợp với tơn giáo. Với cư dân biển đảo Đơng Nam Bộ tín ngưỡng ấy cịn được phát triển phong phú hơn do tích hợp, “chồng xếp lên nhau” và quan trọng hơn là do tiếp thu các Mẫu - Nữ thần của các dân tộc cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau trong quá trình nam tiến, như Linh Sơn Thánh Mẫu, Thiên Y A Na, Bà Chúa Xứ, Thiên Hậu Thánh Mẫu…
Điện thờ các nữ thần ở các địa phương Đông Nam Bộ trong những năm 1975 – 1986 có hai dạng: Dạng thứ nhất, lập miễu thờ riêng, với tên gọi vị thần cụ thể (miễu Bà Ngũ Hành, miễu Bà Chúa Xứ, miễu Bà thiên Hậu), hoặc chỉ có tên gọi chung là Miễu Bà. Dạng thứ hai, các vị thần được phối tự chung cùng với các vị thần khác trong đình, đền, miễu, chùa, lăng thờ cá Ông…Lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần biển Đông Nam Bộ được diễn ra ở các cơ sở thờ Mẫu - Nữ thần khá quy mô, đáp ứng nhu cầu tinh thần, tâm linh của cư dân vùng biển đảo Đông Nam Bộ và những cư dân các vùng miền khác. Ở đây chúng tơi chỉ trình bày một số lễ hội tiêu biểu: Lễ hội Nghinh Cô ở Long Hải, lễ hội cúng Bà - Nghinh Bà ở Thắng Tam – Vũng Tàu, Lễ hội Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Phước Hải, Lễ hội Bà Chúa Xứ (Phước Tỉnh).
*
Q trình hình thành và phát triển tín ngưỡng và lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần cho thấy khá rõ nhu cầu tâm linh cư dân biển Đông Nam Bộ. Họ thực sự khát khao được thể hiện đời sống ấy thơng qua thiết chế di tích, tổ chức lễ hội, thực hành nghi lễ thường ngày, gửi gắm niềm tin vào những phép lạ qua việc thờ Bà.
Tín ngưỡng và lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần của cư dân biển Đông Nam Bộ khởi thủy là tục thờ Bà Thủy với mong muốn cầu xin sự an toàn khi ra khơi vào lộng. Tuy nhiên, cùng với thời gian, các truyền ngôn, cách thực hành nghi lễ, đối tượng hành lễ và nội dung cầu cúng của người dân ngày càng đa dạng, tiệm cận với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu mà tính linh động và độ dung hợp lớn của nó đang là một ngôi nhà mở ra nhiều cánh cửa để tích hợp tất cả nội dung, thu hút nhiều tầng lớp dân cư cũng như khách thập phương trong nước và ngồi nước.
Tín ngưỡng và lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần của cư dân biển Đông Nam Bộ thể hiện sự đan xen, giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa tộc người Việt, Hoa, Khmer, Chăm; vừa có khả năng đáp ứng nhu cầu gửi gắm niềm tin của cư dân biển, vừa có thể dung nạp
102
những biến đổi mau lẹ của nhu cầu tâm linh của họ trước tác động của sự biến đổi kinh tế - xã hội và ảnh hưởng hội nhập quốc tế.
6.3.2.3. Tôn giáo – phản ánh những chuyển biến về đời sống tinh thần trong cộng đồng cư dân biển đảo Đông Nam Bộ (1975 - 1986) cộng đồng cư dân biển đảo Đông Nam Bộ (1975 - 1986)
Các tôn giáo phổ biến ở Đông Nam Bộ trong những năm 1975 – 1986 như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Tin Lành, Hòa Hảo, Minh Sư Đại, Minh Lý Đạo,Tịnh độ cư sĩ Phật hộ Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Ba Ha’I, Bà La Môn… Xét về mặt ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng như số lượng tín đồ, truyền bá tơn giáo, có thể kể đến đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Cao Đài và đạo Tin Lành.
Phật giáo ở Đông Nam Bộ trong những năm 1975 – 1986 vẫn tiếp tục phát triển
khẳng định vị thế từng là cái nôi của Phật giáo Đàng Trong. Ngồi dịng Thiền Lâm Tế, thuộc phái Bắc Tơng, cịn có Phật giáo phái Nam Tơng và Khất sĩ.
Đông Nam Bộ là nơi xuất phát hai trung tâm Thiền Phật giáo quan trọng, theo đường hướng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đó là Thiền viện Bát Nhã (dành cho ni) và thiền Viện Chơn Khơng (dành cho Tăng), do hịa thượng Thích Thanh Từ sáng lập. Sau này, từ hai trung tâm đầu tiên đó, nhiều thiền viện được dựng lên rải rác nhiều nơi rải rác ở Đông Nam Bộ trong những năm 1975 – 1986. Đặc biệt, các ngôi chùa ni xuất phát từ tổ đình Huệ Lâm, do sư trưởng Như Thanh khai sáng đã dần dần được dựng lên theo triền Núi Lớn: chùa Phổ Đà, Hải Vân, Quy Sơn… chùa Huệ Lâm II, tại Thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, được tạo lập sau năm 1975, nay là nơi đặt tháp thờ cố sư trưởng Như Thanh.
Thiên chúa giáo.
Theo các tư liệu nghiên cứu, vào nửa sau thế kỷ XVII, đã có những họ đạo hình thành trên vùng ven biển Đông Nam Bộ, như ở Phước Tuy, Thạnh Mỹ, Long Điền, Gò Sầm, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), ở Hội Mỹ (huyện Long Thành), ở Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), ở Bến Gỗ (thành phố Biên Hịa). Họ đạo Đất Đỏ (Bà Rịa) hình thành vào năm 1670, đến năm 1685 số tín đồ lên đến 300 người và trở thành khu vực truyền
103
giáo quan trọng. Một họ đạo khác cũng được thành lập ở Biên Hịa vào năm 1692 và đã
có một số linh mục người Việt từ Nha Trang vào đây giảng đạo.117
Theo báo cáo của một vị Thừa sai thuộc Hội Thừa sai hải ngoại Paris, thì đầu thế kỷ XVIII, đã có khoảng 2.000 tín đồ Thiên Chúa giáo ở Đồng Nai - Biên Hịa, trong số
20.000 tín đồ Thiên Chúa giáo ở Đàng Trong. Theo Lịch sử truyền giáo ở Nam Kỳ
(1658-1823), trong “Danh mục họ đạo ở Đồng Nai từ 1747, thị xã Bà Rịa có 140 giáo
dân và Đất Đỏ có 350 giáo dân”.118
Sau ngày giải phóng (năm 1975), số giáo dân Đơng nam Bộ tăng lên rất nhanh, do bởi những nguyên nhân: Đất nước thống nhất tạo điều kiện cho việc đoàn tụ của các gia đình sau hơn 20 năm bị chia cắt; người dân chọn vùng đất mới định cư vì lý do kinh tế, tìm cơng việc làm. Những năm 1975 – 1986 vùng ven biển Đơng Nam Bộ có 5 giáo hạt: Cần Giờ, Vũng Tàu, Phước Lễ, Long Hương và Bình Giã. Riêng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 47 giáo xứ, 27 giáo họ, 37.815 hộ giáo dân với tổng số 194.068 nhân khẩu. Tỷ lệ
số người theo đạo Thiên Chúa chiếm 24,63% số dân trong tỉnh119. Số phường, xã, thị
trấn có cơ sở và đồng bào theo đạo là 51/69 đơn vị.Theo thống kê năm 1999, tín đồ
Cơng giáo có 195.267 người; năm 2009 có 227.345 người.120
Cao Đài
Khi mới ra đời, đạo Cao Đài là một tổ chức thống nhất với cơ quan đầu não là Tịa Thánh Tây Ninh. Nhưng đến năm 1945, thì đạo Cao Đài phân chia thành 12 hệ phái, mỗi hệ phái đều có tổ chức giáo hội riêng. Tại vùng ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh), đạo Cao Đài có ba hệ phái chính đó là Cao Đài Ban chỉnh, Cao Đài Tây Ninh và Truyền giáo Cao Đài.