Do tính năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 46 - 48)

91

6.3. Đúc kết những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở các huyện ven biển và hải đảo Đông Nam Bộ (1975-1986) hải đảo Đông Nam Bộ (1975-1986)

6.3.1. Chuyển biến về đời sống vật chất

Vùng dun hải Đơng Nam Bộ là nơi có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi, có vai trị, ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

Vùng Đơng Nam Bộ có đảo nằm khá xa bờ, án ngữ trên vùng thềm lục địa rộng

lớn trên 100.000 km2 và ngay cửa ngõ ra vào vùng biển Đơng Nam Bộ từ phía Biển

Đơng. Biển đảo Đơng Nam Bộ có vị thế đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phịng, chủ quyền tồn vẹn lãnh hải trên vùng Biển Đông.

Từ những lợi thế và tiềm năng của biển, trong những năm 1975 - 1986 cộng đồng cư dân biển đảo Đông Nam Bộ, với truyền thống bám biển và tinh thần lao động cần cù đã nỗ lực trong các hoạt động kinh tế chính và chiếm thế mạnh đó là khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và đi cùng là các dịch vụ hậu cầu thủy hải sản. Đây là hoạt động kinh tế đặc trưng của vùng biển này đã đem lại nguồn thu nhằm đảm bảo đời sống hàng ngày của cộng đồng cư dân vùng biển đảo xưa và nay. Và từ trong đời sống thực tại gắn bó với biển, đời sống tinh thần của cư dân vùng biển cũng gắn liền với những hình thức văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng liên quan đến biển, đó là tín ngưỡng thờ cúng cá Ơng và các vị thần phị trợ người đi biển, những điều tạo nên nét riêng, đặc sắc của cộng đồng cư dân biển đảo Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì vậy, để tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân biển đảo Bà Rịa - Vũng Tàu, chúng tơi tập trung đi vào tìm hiểu về các hoạt động kinh tế chính là ngư nghiệp và những nét văn hóa tinh thần đặc trưng, đặc sắc gắn liền với văn hóa biển.

Về Khai thác thủy hải sản, do đặc điểm tự nhiên của khu vực khai thác, nguồn cá,

tơm, mực ở nơi đó, mà mỗi địa phương có nghề truyền thống khai thác khác nhau. Chẳng hạn như xã Phước Tỉnh phát triển mạnh nghề giả cào đơi, cịn xã Long Hải, Phước Hải lại phát triển nghề vây rút chì và nghề câu mực. Ở xã Bình Châu (Xuyên Mộc) có nghề khai thác mực, phần lớn được xuất khẩu. Ở thành phố Vũng Tàu, ngư dân ở phường 5 và phường 6 chuyên về nghề giả cào đơi, cịn ngư dân ở phường 2 và phường 3 phát triển nghề lưới rê và nghề câu. Ngư trường khai thác bao gồm vùng biển từ Phan Thiết đến Cà Mau qua tận biển Kiên Giang.

92

So với thời kỳ trước năm 1975, nhờ do được đầu tư cải tiến về kỹ thuật, tàu thuyền, phương thức đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, sản lượng khai thác thủy hải sản cũng tăng lên, đời sống của người dân cũng được cải thiện. Các địa phương ven biển Đông Nam Bộ đẩy mạnh nghề đánh cá biển và chế biến hải sản. Năm 1976, sản lượng cá biển được khai thác trong cả nước lên đến 603.582 tấn; trong đó các tỉnh Đơng Nai 35.000 tấn; Thành phố Hồ Chí Minh 4.782 tấn. Năm 1978 cả nước đánh bắt được 458.861 tấn cá biển, thì Đơng Nam Bộ đánh bắt được 33.284 tấn cá biển. Năm 1980, cả nước đánh bắt được 398.660 tấn cá biển, thì Đơng Nam Bộ đánh bắt được 40.947 tấn cá biển108.

Bước chuyển biến mới trong khai thác biển đảo ở Đông Nam Bộ từ những năm 1980 - 1986 là sự tập trung đầu tư cho những vùng có nhiều khả năng về nghề cá biển, phát triển lực lượng đánh cá thủ công và nửa cơ giới. Một số chính sách của Nhà nước được áp dụng trong thời kỳ này như bảo đảm vật tư xăng dầu, phụ tùng, ngư lưới cụ cho lực lượng đánh cá; tổ chức hợp lý dây chuyền sản xuất, kết hợp tốt các khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản… đã góp phần ổn định đời sống bà con ngư dân hành nghề đánh bắt. Hầu hết bà con ngư dân tham gia vào các hợp tác xã nghề cá.

Trong khai thác hải sản ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1975 – 1986 phát triển khá đa dạng. Nghề khai thác được chia thành 6 nhóm nghề chính là lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, nghề cố định và họ nghề khác.

Nghề lưới kéo là nghề khai thác đặc thù ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1975 – 1986, có sản lượng cao. Nghề này chủ yếu hoạt động ở tầng đáy, đối tượng đánh bắt chính là tơm, cá, mực. Nghề lưới kéo phát triển rất mạnh ở một số địa phương ven biển như Long Điền, Vũng Tàu, Cần Giờ… Đây là nghề gây ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản và các hệ sinh thái như rạn san hơ, thảm cỏ biển. Do đó, về sau nghề này khơng được tỉnh khuyến khích phát triển.

Nghề lưới rê chiếm 4,2% và nghề câu chiếm 12,4% cơ cấu nghề, đây là những nghề đang có xu hướng tăng, do đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Họ nghề khác (te, xiệp, rập xếp…) chủ yếu hoạt động ở vùng ven bờ ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1975 – 1986 có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nghề với

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975 1986) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)