Sự thích nghi của thực, động vật với mơi trường.

Một phần của tài liệu Giáo án Địa 7 cả năm (Trang 67 - 69)

I. Mục tiêu bài học:

2. Sự thích nghi của thực, động vật với mơi trường.

động vật với mơi trường.

- Các lồi thực vật và động vật trong hoang mạc thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước, chất dinh dưỡng trong cơ thể.

IV. Đánh giá:

PHIẾU HỌC TẬP

- Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời 1. Hoang mạc là nơi:

a. Khí hậu cực kỳ khô hạn, cát đá mênh mông. b. Động vật và con người rất thưa thớt.

c. Cây cỏ cằn cỗi.

d. Cả 3 ý trên đều đúng.

2. Nguyên nhân hình thành hoang mạc: a. Khí hậu khơ hạn, ít mưa.

b. Vị trí nằm sâu trong lục địa. c. Có dịng lạnh chảy qua. d. Cả ba ý trên đều đúng.

3. Đặc điểm lượng mưa tại hoang mạc:

a. Lượng mưa trung bình năm rất thấp, dưới 250 mm/năm. b. Lượng mưa cao gấp 2 lần lượng bốc hơi.

c. Độ ẩm tương đối cao trên 80%. d. Cả 3 ý trên đều đúng.

4. Đặc điểm giới thực vật trong hoang mạc: a. Rêu và địa y phát triển rộng rãi.

b. Lá thu nhỏ để tránh bốc thốt hơi, lá cứng, vỏ dầy, có lồi khơng có lá, có lồi lá biến thành cai.

c. Các loài cây thường có lá rất to và rậm rạp do hấp thụ ánh sáng Mặt Trời. d. Ba ý a, b, c đúng.

5. Đặc điểm giới động vật trong hoang mạc:

a. Rất hiếm, chủ yếu là các lồi bị sát và cơn trùng. b. Khơng có các lồi bị sát và cơn trùng.

c. Phong phú các lồi động vật có cơ thể rất lớn như: Voi, sư tử, hổ, báo, tê giác... d. Hai ý b, c đúng.

6. Hoang mạc lớn nhất thế giới là: a. Hoang mạc Atacama.

b. Hoang mạc Gôbi. c. Hoang mạc Xahara.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong tập bản đồ.

- Chuẩn bị trước bài mới “ Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc”.

Ngày soạn: 14/11/06.

Ngày giảng: 16/11/06.

Tiết 22. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC. I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được các hạot động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong hoang mạc, thấy được khả năng thích ứng của con người đối với môi trường.

- Biết nguyên nhân hoacng mạc hoá đang mở rộng trên thế giới và các biện pháp cải tạo, chinh phục hoang mạc đang được ứng dụng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích ảnh địa lý và tư duy tổng hợp. II. Các phương tiện dạy học.

- Ảnh tư liệu về hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở các hoang mạc. - Ảnh và tư liệu về các biện pháp chống và cải tạo hoang mạc hố trên thế giới. III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Khí hậu hoang mạc có đặc điểm gì? Sinh vật thích nghi với mơi trường khí hậu

khắc nghiệt như thế nào?

- Khí hậu ở hoang mạc hết sức khơ hạn, khắc nghiệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm và giữa các mùa rất lớn.

- Động, thực vật thưa thớt, cằn cỗi, thích nghi với môi trường khô hạn, kắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

2. Bài mới:

- Mặc dù điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt của môi trường hoang mạc, nhưng con người vẫn có mặt từ rất lâu đời. Họ sống, cải tạo hoang mạc như thế nào, ta xét bài mới.

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 20.1 và H 20.2 và tự nghiên cứu nội dung “ Do trồng trọt………chăn ni dê, cừu”

? Đó là dạng hoạt động kinh tế nào?

- HS: Là hoạt động kinh tế cổ truyền.

? Hoạt động kinh tế cổ truyền có đặc điểm như thế nào?

- HS: Chăn nuôi du mục, dùng lạc đà để vận chuyển hàng hố, bn bán, trồng trọt trong các ốc đảo.

? Trong những hoạt động kinh tế kể trên, hoạt động kinh tế nào được coi là quan trọng nhất? Tại sao?

- HS: Chăn nuôi du mục được coi là quan trọng nhất vì ở hoang mạc khí hậu rất khơ hạn, khắc nghiệt, khó có thể trồng trọt.

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 20.3 và H 20..

? Miêu tả quang cảnh trong các ảnh trên?

- HS: Khoảng ruộng xanh trên hoang mạc cát, khu công nghiệp khai thác dầu mỏ trong hoang mạc cát.

? Đó là hoạt động kinh tế ở dạng nào?

- HS: Hoạt đông kinh tế hiện đại.

? Nhờ đâu ở hoang mạc có hoạt động kinh tế đó? Vai trị?

- HS: Nhờ kỹ thuật khoan sâu có vai trị làm biến đổi bộ mặt hoang vắng của nhiều hoang mạc trên thế giới.

? Ngoài ra trong hoang mạc ngày nay cịn có những hoạt động kinh tế nào khác?

Một phần của tài liệu Giáo án Địa 7 cả năm (Trang 67 - 69)