f. Mối nối dầm chủ
2.3.2. Cấu tạo dầm thép liên hợp với bản bêtông cốt thép (Dầm thép liên hợp)
2.3.2.1. Khái niệm
Lợi dụng khả năng chịu nén của bêtông, người ta đưa bản mặt cầu BTCT cùng tham gia làm việc chịu uốn với dầm thép. Nếu khơng liên kết bản BT với dầm thì bản BT làm việc độc lập với dầm thép, khi đó tiết diện làm việc của dầm chỉ có dầm thép.
Nếu liên hợp bản BT với dầm thép thì tiết diện làm việc gồm cả bản BT và dầm thép sao cho trong bản chịu ứng suất nén và dầm thép chịu ứng suất kéo.
Hình 2-31. Các dạng tiết diện ngang dầm thép liên hợp với bản BTCT a) Dầm I định hình hoặc I định hình có táp thêm bản táp vào biên dưới b), c) Dầm I tổ hợp đinh hoặc hàn có kích thước biên dưới lớn hơn biên trên
d) Dầm có bản BTCT dạng chữ T để tận dụng dầm định hình hoặc tiết kiệm thép đến mức tối đa.
2.3.2.2.Ưu nhược điểm
- Do bản BT chịu lực đỡ cho dầm thép nên tăng chiều cao có hiệu của dầm nên tiết kiệm được thép.
- Giảm được chiều cao dầm nên chiều cao kiến trúc giảm. - Độ cứng tăng lên.
- Cấu tạo và thi công phức tạp hơn.
2.3.2.3. Ứng dụng
+ Nó có nhiều hiệu quả nhất là ứng dụng trong cầu đơn giản chỉ có mơmen dương, bản mặt cầu nằm trong vùng chịu nén.
+ Đối với cầu dầm liên tục, mút thừa do có mơmen âm nên bản mặt cầu rơi vào khu chịu kéo. Ta có thể khắc phục bằng các biện pháp sau:
Không cho bản cùng tham gia chịu lực với dầm thép bằng cách khơng tạo liên kết bản và dầm trong vùng có mơmen âm đó.
Khi cho bản cùng tham gia làm việc với dầm thép thì bố trí cốt thép đặc biệt chịu kéo hoặc điều chỉnh ứng suất.
Yêu cầu:
- Phải đảm bảo liên kết chắc chắn để cho bản cùng làm việc với dầm, giữa bản và dầm phải có lực dính bám.