f. Mối nối dầm chủ
2.3.2.5. Cấu tạo của dầm thép liên hợp với bản BTCT
Sơ đồ mặt cắt ngang cầu, số lượng dầm chủ và khoảng cách giữa chúng có thể chọn giống như dầm thép có bản BTCT khơng liên hợp.
Chiều cao của dầm thép liên hợp với bản BTCT nhỏ hơn dầm thép bình thường khoảng 15-20%. Chiều cao dầm thép không kể chiều dày của bản BTCT có thể lấy như sau:
1 1 1 1
+ Dầm đơn giản: h
l đối với cầu ô tô và h
l đối với cầu
15 25 12 18
1 1 + Dầm liên tục có chiều cao khơng đổi: h H
l 25 35 1 1 1 1
+ Dầm liên tục có chiều cao thay đổi: h
l và H l 40 60 20 25
Để tạo được liên kết chắc chắn giữa bản với dầm, ta cần phải dùng các neo bố trí vào mặt trên của dầm thép. Hình thức cấu tạo, kích thước và số lượng neo phải đảm bảo dầm thép và bản BTCT khơng trượt lên nhau. Về hình thức cấu tạo, ta có thể phân thành các loại là neo cứng, neo mềm, neo cốt thép nghiêng và bulơng cường độ cao.
• Neo cứng:
Hình 2-34. Các loại neo cứng
Neo cứng được làm bằng thép góc có cánh dày 10-12mm hoặc bằng thép bản, có hàn thêm 1 hoặc 2 sống tăng cường dày 8-10mm (hình 2-34a, d).
Ta cũng có thể giảm bớt công chế tạo neo nếu dùng thép I cắt cánh (hình 2- 34b). Ngồi ra để nâng cao diện truyền lực trượt từ bản BTCT sang neo ta dùng kết cấu neo phức tạp hơn ở hình 2-34c, khi đó độ lệch tâm giữa tâm của bản và tâm ép mặt của neo sẽ giảm xuống tức là giảm mơmen cục bộ có xu hướng bóc bản BTCT khỏi dầm thép.
Chiều rộng các neo chọn sao cho đủ bố trí đường hàn, thường lấy nhỏ hơn bề rộng biên trên dầm thép khoảng 3-5cm. Nếu neo chỉ nằm trong phạm vi sườn hoặc vút của bản BTCT thì chiều rộng của nó khơng lớn hơn 1.5 s b , với bs là bề rộng sườn hoặc vút của bản BTCT tại mức ứng với điểm giữa chiều cao của neo.
Nói chung neo cứng hiện nay ít dùng vì sớm hư hỏng và ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ cơng trình.
• Neo mềm:
Hình 2-35. Các loại neo mềm
Nó được làm từ thép hình hoặc các đoạn thép trịn có mũ. Loại này dùng cho bản có sườn.
Do có thể đàn hồi 1 chút nên neo mềm có khả năng phân bố và làm dịu lực trượt tập trung từ bản sang dầm tốt hơn.
Loại này tốt thép hơn, hàn khó khăn hơn.
• Neo cốt thép nghiêng (cũng có thể gọi là neo mềm):
Hình 2-36. Neo cốt thép nghiêng (xiên)
Được làm bằng cốt thép dưới hình thức quai sanh hoặc những nhánh đơn hàn đính vào biên trên của dầm thép.
Neo quai sanh cho sự liên kết giữa bản và dầm thép rất tốt do lực từ neo truyền qua bêtơng khơng những thơng qua lực dính mà cịn cả sự ép mặt của bêtơng vào quai sanh. Neo có những nhánh đơn thường có móc để tăng sự liên kết, loại này có ưu điểm có thể đặt chéo trên mặt bằng nên chịu ứng suất kéo chính tốt hơn và rất thích hợp trong kết cấu liên tục, mút thừa có cốt thép dọc đặt trong bản.
• Neo bằng bulơng cường độ cao:
Thường dùng trong kết cấu bản BTCT lắp ghép. Loại này làm tăng khả năng làm việc tối đa của kết cấu liên hợp dưới tải trọng trùng phục và thi công khơng phụ thuộc vào thời tiết.
Đường kính bulơng d=22-24mm, khoảng cách giữa tim các bulơng từ 16-24cm, khoảng cách đến mép bản không nhỏ hơn 10cm khi d=16mm và 12cm khi d=24mm.
Hình 2-37. Neo bằng bulơng cường độ cao
Chú ý:
• Khoảng cách tĩnh giữa các vấu neo cứng và giữa neo cứng với các cấu kiện liên kết khác không lớn hơn 8 lần chiều dày bình qn của bản và khơng nhỏ hơn 3,5 lần chiều cao của diện ép mặt tính tốn của bêtơng vào neo.
• Khoảng cách tĩnh giữa các neo mềm khơng nhỏ hơn 3 đường kính cốt thép làm neo.