Liên kết thấp

Một phần của tài liệu Giáo trình Cầu thép - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 59 - 63)

Liên kết này đơn giản nhất là dùng thép góc áp cánh và liên kết đinh vào sườn dầm ngang. Nếu bố trí 1 hàng đinh khơng đủ có thể tăng bề rộng thép góc liên kết để tăng số hàng đinh. Loại này được sử dụng khi chiều cao sườn dầm ngang đủ bố trí lượng đinh liên kết vào dàn chủ.

Khi chiều cao sườn dầm ngang khơng đủ bố trí được 60- 70% tổng số đinh cần thiết để liên kết dầm ngang vào dàn chủ thì ta dùng bản góc (bản chắp) để mở rộng diện đinh liên kết.

Hình 2-44. Liên kết dùng thép góc

Hình 2-45. Liên kết dùng thép góc và bản góc

Khi nối dầm ngang vào dàn chủ theo những cách nói trên mà dùng đinh tán có 1 nhược điểm chung là các đinh tán nằm ở phần trên của thép góc liên kết áp vào bản nút dàn bị rứt đầu đinh rất bất lợi. Để khắc phục nhược điểm này, ta dùng bản mũi rùi; mặt khác bản mũi rùi còn giúp cho liên kết được chắc chắn hơn và áp lực từ dầm ngang truyền sang 2 nhánh của các thanh biên dàn cũng đều hơn.

Hình 2-46. Liên kết dùng bản mũi rìu

Tuy nhiên loại này có nhược điểm lắp ráp rất khó khăn, phải lách bản đó vào 2 nhánh thanh đứng dàn chủ. Do vậy mặc dù có ưu điểm nói trên, loại bản lưỡi rìu ngày nay hầu như hồn tồn khơng dùng.

Chú ý:

Hình 2-47. Sơ đồ biến dạng của hệ dầm mặt cầu khi thanh biên dàn chủ bị dãn dài ra

• Ta biết hệ thống dầm mặt cầu cùng chịu lực với dàn chủ dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng. Khi đó dầm dọc sẽ xuất hiện lực dọc phụ và dầm ngang bị uốn vàxoắn. Nguyên nhân: Dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng, chiều dài dầm dọc không thay đổi nhưng các thanh biên dàn chủ cùng mức mặt cầu bị biến dạng dài ra hoặc ngắn lại gây ra nội lực phụ trong dầm dọc và dầm ngang. Dầm ngang đầu cùng bị uốn nhiều nhất, còn dầm dọc ở các khoang giữa có lực dọc phụ lớn nhất.

• Khi chiều dài nhịp càng lớn thì nội lực phụ càng lớn. Để khắc phục, người ta giải quyết bằng cách phân mặt cầu thành những đoạn có chiều dài 50-60m, dầm dọc tại vị trí đó được cấu tạo gián đoạn.

2.4.2.2. Tính tốn

Ta coi liên kết khơng chịu mômen mà chỉ chịu phản lực gối dầm ngang Qg khi coi dầm ngang là dầm đơn giản.

Số lượng đinh được tính:

  . Qg n 1 m2 .R0   Qg n  . 2 m2 .R0  Trong đó:

n1: Số đinh liên kết sườn dầm ngang với thép góc liên kết, ứng với hệ số điều kiện làm việc m2 = 0.9

n2: số đinh liên kết dàn chủ với thép góc liên kết, ứng với hệ số điều kiện làm việc m2 = 0,85

Ta cần chú ý rằng số đinh dùng để liên kết cánh thép góc với thành đứng của thanh biên dàn chủ sẽ khơng thuộc nhóm n2.

Chương 3: THI CƠNG CẦU DẦM THÉP VÀ DẦM THÉP BÊ TÔNG LIÊN HỢP

3.1. Công tác chế tạo cấu kiện cầu thép

3.1.1. Chế tạo, lắp ráp kết cấu nhịp trong xưởng

a. Chế tạo

Thép được tiếp nhận đến xưởng đúng quy cách và tiêu chuẩn quy định sẽ được vệ sinh sạch sẽ, tẩy gỉ, sửa chữa trước khi chế tạo thành các cấu kiện theo thiết kế.

Công tác nắn thép là khâu cơ bản trong chế tạo cấu kiện thép, thông thường người ta nắn thép theo cơng nghệ nắn nguội hoặc nắn nóng. Trong đó nắn nguội là sử dụng máy nắn có các con lăn bố trí xen kẽ tạo cho thép có biến dạng hình sin để nắn thẳng bản hoặc thanh thép. Nắn nóng là sử dụng nhiệt đèn khị để nung nóng phía thép bị cong vênh và q trình nguội lạnh sẽ tự làm phẳng tấm hoặc thanh thép cần nắn.

Sử dụng các loại công cụ như kim vạch, đột nguội, đột trung tâm, đột kiểm tra, đột vạch chỉ, thước đo, thước vuông để lấy dấu trên vật liệu thép cơ bản, có thể lấy dấu trực tiếp hoặc dán tiếp thông qua các bản mẫu, việc lấy dấu trực tiếp yêu cầu tay nghề công nhân chuyên nghiệp bậc cao.

Gia công thép người ta sử dụng các loại thiết bị như dao cắt, cưa, khí cháy để cắt thép kết hợp với phay, bào hoàn thiện các chi tiết trước khi lắp ghép thành các cấu kiện thép.

Sử dụng các loại khoan, đục, khí đốt để gia cơng tạo lỗ liên kết các chi tiết thép tạo thành từng cấu kiện riêng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cầu thép - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)