Thiết bị phục vụ cho lao kéo dọc KCN

Một phần của tài liệu Giáo trình Cầu thép - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 78 - 80)

Mũi dẫn: Dùng để đưa KCN lao sớm kê thên chồng nề, giảm mômen uốn trong nhịp, thường chọn chiều dài mui dẫn Lmd = (0.40.6) Lh. Các loại mũi dẫn:

Mũi dẫn dùng dầm I định hình: có chiều cao thấp, tận dụng được vật liệu nhưng chịu lực không hiệu quả do chiều cao mặt cắt không thay đổi. Khi liên kết với dầm chính phải chồng thêm một đoạn dầm để chiều cao mũi dẫn bằng chiều cao dầm chính. áp dụng cho nhịp dầm có khẩu độ L30m.

Hình 3-12. Mũi dẫn dùng dầm I định hình

Mũi dẫn bằng dầm tổ hợp hàn: Có chiều cao thay đổi, chịu lực hợp lý, phù hợp với cấu tạo của dầm chính. Tuy nhiên phải chế tạo riêng do đó giá thành cao. Áp dụng khi lao dầm thép có chiều cao H = 1.52.0 m.

Hình 3-13. Mũi dẫn bằng dầm tổ hợp hàn

Mũi dẫn dạng giàn: Cấu tạo từ các thanh thép định hình, có chiều cao thay đổi, trọng lượng bản thân nhẹ. Để có thể cấu tạo đường trượt trên liên tục thì thanh biên dưới của giàn phải sử dụng thanh biên cứng (sử dụng thép I, [ ).

Hình 3-14. Mũi dẫn dạng giàn

Trụ tạm: trụ tạm được bố trí nhằm giảm chiều dài hẫng trong quá trình lao kéo KCN để nhịp lao sớm gối được lên đường trượt trên đỉnh trụ mà không gây ra mômen lớn tại mặt cắt ngàm và độ võng tại đầu mút thừa của nhịp lao.

Hình 3-15. Cấu tạo trụ tạm

Trụ tạm được cấu tạo từ kết cấu vạn năng UYKM hoặc MYK ... Vị trí của trụ tạm:

Đối với KCN giản đơn nhiều nhịp có khẩu độ bằng nhau thì khi lao kéo ta nên sử dụng trụ tạm vì ta chỉ cần tính tốn lao kéo qua một nhịp thì cũng sẽ đảm bảo khi lao qua các nhịp khác.

Đối với KCN liên tục có Lnb = (0,7÷0.8) Lng nên khi lao kéo ta sẽ phải tính tốn với chiều dài hẫng tối đa Lh = Lng do đó sẽ rất khó đảm bảo điều kiện ổn định và nội lực trong dầm khi thi công sẽ rất lớn. Trong trường hợp này ta nên sử dụng trụ tạm và vị trí trụ tạm được chọn sao cho chiều dài hẫng, khi lao kéo bằng với chiều dài nhịp mà khi lao không cần trụ tạm (nhịp biên), Lh = Lnb.

Hệ thống đường trượt

Đường trượt trên: Làm bằng dầm I định hình hoặc thanh ray tàu hỏa kết hợp với tà vẹt gỗ, bố trí liên tục dọc suốt chiều dài nhịp lao.

1- Nhịp lao,

2- Tà vẹt của đường trượt trên, 3- Con lăn thép nhồi bê tông, 4- Tà vẹt của đường trượt dưới,

5- Đường trượt trên, 6- Đường trượt dưới,

7- Đá dăm đệm.

Hình 3-16. Cấu tạo đường trượt trên

Đường trượt dưới: Cấu tạo từ thép hình I hoặc đường ray tàu hỏa kê trên chồng nền gỗ hoặc thép dùng để đỡ các con lăn hoặc bàn trượt. Đường trượt bố trí liên tục cho đoạn trên nền đường và gián đoán trên các đỉnh trụ.

Hình 3-17. Cấu tạo đường trượt dưới

Con lăn: Cấu tạo bằng ống thép nhồi bê tơng có đường kính= 80140 mm. Chiều dài tối thiểu của con lăn Lcl = 60cm đồng thời phải đảm bảo ở mỗi đầu con lăn nhô ra khỏi ray dưới 20cm. Khoảng cách giữa các con lăn20cm để đảm bảo con lăn khơng bị kẹt và có thể dùng búa đánh để điều chỉnh cho chúng lăn thẳng hướng.

Hệ thống tời, múp, cáp và hố thế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cầu thép - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)