Đóng gói và vận chuyển kết cấu nhịp cầu thép

Một phần của tài liệu Giáo trình Cầu thép - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 65 - 67)

Kết cấu nhịp và các chi tiết cầu thép sau khi gia công lắp đặt xong trong công xưởng, đã được các bên có liên quan nghiệm thu chất lượng cần tiến hành phân loại, đóng gói và vận chuyển để công trường xây dựng. Việc phân chia các chi tiết và cụm chi tiết hoặc tổ hợp kết cấu đã gia cơng lắp đặt hồn chỉnh trong xưởng cần tuân thủ theo đúng thiết kế, và trình tự lắp ráp kết cấu nhịp tại công trường. Kiểm tra phương thức vận chuyển, cung đường vận chuyển để có giải pháp vận chuyển và phân chia cấu kiện hợp lý. Về cơ bản cơng tác đóng gói vận chuyển kết cấu nhịp cầu thép phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tất cả cấu kiện thép sau khi sơn xong phải được đánh dấu mã hiệu theo đúng bản vẽ thiết kế. Dấu mã hiệu phải ghi ở đầu thanh, ngồi vị trí mối nối lắp ráp, trường hợp cần thiết có thể bổ sung mã hiệu nhưng sau đó phải ghi vào hồ sơ hồn cơng. Trên những chi tiết không được phép sơn phải dùng thẻ nhãn ghi mã hiệu và buộc vào chi tiết.

- Các cấu kiện nhỏ phải được đóng gói trong hịm gỗ, hoặc cùm lại bằng bu lơng, thép góc, v.v... tùy thuộc điều kiện vật liệu và yêu cầu của Chủ đầu tư.

- Tập kết các chi tiết ở kho cần phải:

+ Phân loại theo hạng mục cơng trình, theo chủng loại mác thép, và thứ tự lắp ráp.

+ Kiểm tra lại, nếu có hư hỏng phải sửa chữa.

+ Đánh dấu điểm móc cẩu để tránh bị biến dạng kết cấu.

+ Đảm bảo chắc chắn trên các tấm hoặc bệ kê lót, khoảng cách giữa các tấm kê lót phải đảm bảo khơng gây biến dạng dư cho kết cấu. Trong các đống xếp nhiều tầng, giữa các cấu kiện phải dùng các tấm vật liệu thích hợp để ngăn kê theo tầng và theo phương đứng.

+ Các chi tiết thép có dạng uốn phải được bảo quản ở vị trí đứng. + Đặt cấu kiện ở xa mặt đất.

+ Kê xếp sao cho dễ thốt nước mặt và thơng gió.

- Đối với các cấu kiện dễ bị hư hại trong khi vận chuyển thì phải đóng gói cẩn thận và có giải pháp đảm bảo chắc chắn trước khi vận chuyển.

- Việc phân gói cấu kiện cần đảm bảo các nguyên tắc: + Chặt chẽ khi xếp kho và vận chuyển.

+ Trọng lượng phù hợp với thiết bị cẩu chuyển và phương tiện vận chuyển đồng thời phù hợp u cầu tiêu chuẩn kết cấu cơng trình.

- Hồn chỉnh các hồ sơ hồn cơng, tài liệu, nhật ký gia công lắp ráp, các bản vẽ chi tiết, ... kèm theo cấu kiện khi xuất xưởng phục vụ công tác kiểm tra, kiểm định theo đúng quy định.

3.2 Công tác lao lắp kết cấu nhịp cầu thép 3.2.1. Đặc điểm 3.2.1. Đặc điểm

Kết cấu nhịp cầu dầm thép là một trong những kết cấu cầu thép được sử dụng khá rộng rãi trong các cơng trình giao thơng do tính chất cấu tạo đơn giản, dễ sản xuất và thi công lắp dựng. Do khả năng vượt nhịp trên chi phí đầu tư là khá lớn, cơng tác bảo dưỡng tốn kém nên cầu dầm thép thường sử dụng trong các cơng trình cầu nhỏ, cầu cạn trong thành phố. Ngày nay sử dụng phổ biến là các dạng dầm thép đặc, dầm hộp thép hoặc dầm thép chữ U. Trình tự thi cơng chủ đạo đối với loại kết cấu nhịp dầm thép như sau:

B1: Sản xuất các bộ phận của kết cấu nhịp cầu thép trong xưởng.

B2: Lắp đặt các bộ phận thành kết cấu tại công trường hoặc trong xưởng. B3: Vận chuyển, lắp đặt kết cấu nhịp lên mố - trụ cầu.

B4: Hoàn thiện các liên kết ngang dọc và kết cấu mặt cầu.

B5: Sơn hoặc sửa chữa thẩm mỹ dầm thép đặc và hoàn thiện cầu đưa vào sử dụng.

B6: Lập kế hoạch và tiến hành duy tu bảo dưỡng cầu thường xuyên.

3.2.2. Lắp ráp kết cấu nhịp dầm trên bãi

3.2.2.1. Lựa chọn vị trí lắp và kích thước bãi lắp dầm

- Vị trí bãi lắp dầm được bố trí ngay trên nền đường đắp đầu cầu, hoặc khu vực dưới chân cầu phụ thuộc vào phương pháp thi công kết cấu nhịp sau này.

- Nếu thi công kết cấu nhịp theo phương pháp lao dọc bằng cần cẩu ta chọn vị trí lắp dầm ngay trên đường đầu cầu với cao độ thiết kế của nền đường đầu cầu sau này.

- Nếu thi cơng kết cấu nhịp theo phương pháp cẩu ngang thì bãi lắp được bố trí tại khu vực bãi dưới chân của nền đường đắp đầu cầu hoặc tại một bãi sơng gần đó với cao độ bằng với cao độ của bãi sông để tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển kết cấu nhịp ra vị trí đứng của cần cẩu.

- Nếu lao dầm lên nhịp theo phương pháp lao kéo dọc trên hệ đường trượt con lăn thì bãi lắp đầu cầu được bố trí tại nền đắp đầu cầu với cao độ bãi bằng với cao độ của xà mũ mố để tạo điều kiện thuận lợi trong q trình kích kéo kết cấu nhịp. Sau khi thi cơng xong kết cấu nhịp thì mới tiến hành đổ bê tơng phần tường đỉnh của mố.

* Kích thước của bãi lắp kết cấu nhịp:

Kích thước bãi lắp kết cấu nhịp, tùy theo tình hình thực tế để tính tốn làm sao đảm bảo đủ không gian để lắp đặt kết cấu nhịp dầm thép theo các biện pháp thi công sau này cộng với không gian hoạt động và đường di chuyển của thiết bị cẩu lắp cấu kiện dầm và không gian để làm việc của cơng nhân.

Theo đó, sơ bộ kích thước bãi lắp kết cấu nhịp có thể tham khảo như sau: Chiều dài bãi: L = Lnhịp + Lmui dẫn + 5 (m)

Trong đó:

Lnhịp: là chiều dài kết cấu nhịp lớn nhất trong trường hợp lắp dọc kết cấu nhịp bằng cần cẩu hoặc là tổng chiều dài của 2-3 nhịp trong trường hợp lao dọc có mui dẫn.

Lmui dẫn: là chiều dài của mui dẫn trong trường hợp lao kéo dọc kết cấu nhịp hoặc khơng tính chiều dài này trong trường hợp lắp dọc kết cấu nhịp bằng cần cẩu.

5m: là chiều rộng hoạt động tiêu chuẩn của cần cầu. Chiều rộng bãi: B = Bnhịp + Bcẩu + Bcông vụ Trong đó:

Bnhịp: là bề rộng phủ bì của cụm dầm lớn nhất. Thơng thường trong q trình thi cơng để đảm bảo ổn định trong quá trình lao kéo ta thường ghép thành các cụm dầm, mỗi cụm từ 2- 3 dầm bằng hệ liên kết ngang.

Bcẩu: bề rộng đường di chuyển của cần cẩu khi lắp ráp nhịp, thường là 3,5m. Bcông vụ: bề rộng đường phục vụ thi công, thường là 1m.

Trong trường hợp nền đường đầu cầu không đủ bề rộng yêu cầu của bãi thì ta sẽ phải tiến hành đắp thêm sang một hoặc sang cả hai bên. Các dầm được liên kết thành cụm, tối thiểu là 2 dầm và tối đa tuỳ thuộc vào trọng lượng cẩu.

3.2.2.2. Các yêu cầu đối với bãi lắp kết cấu nhịp a. Yêu cầu về cấu tạo kết cấu bề mặt của bãi: a. Yêu cầu về cấu tạo kết cấu bề mặt của bãi:

+ Nền đường đầu cầu và mặt của bãi lắp dầm phải được đầm kỹ, tạo dốc và thoát nước ngang tốt.

+ Trên bề mặt bãi phải được rải đá dăm để tạo phẳng và phân phối đều áp lực xuống nền đường.

+ Mặt đường di chuyển của cần cẩu phải được rải cấp phối chống lầy lội khi gặp thời tiết xấu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cầu thép - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)