Sơn kết cấu nhịp cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Cầu thép - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 64 - 65)

Độ bền của cấu kiện và kết cấu nhịp cầu thép khi thi cơng và trong q trình sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt sơn phủ để bảo vệ cấu kiện khỏi các tác động của môi trường. Các cấu kiện được sơn 1 lớp sơn lót chống gỉ và các lớp sơn màu với màu sắc phụ thuộc yêu cầu của chủ đầu tư. Thông thường lớp sơn ngoài cùng được sơn ngay tại xưởng và có các giải pháp đảm bảo không xây xước khi vận chuyển đến lắp ráp tại công trường, riêng đối với các cầu nhỏ hoặc cầu giao thơng nơng thơn có thể tiến hành sơn ngay tại công trường sau khi lắp ráp kết cấu nhịp hoàn chỉnh nếu đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đề ra.

* Chất lượng sơn:

- Trừ loại sơn gốc êpôxy sơn bảo vệ cầu thép được sản xuất thành bộ, mỗi bộ bao gồm từ hai đến ba loại sơn.

+ Sơn lót.

+ Sơn phủ trung gian. + Sơn phủ ngoài cùng.

Trong mọi trường hợp đều phải có sơn lót và sơn phủ ngoài cùng. - Bộ sơn bảo vệ cần phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:

+ Màng sơn phải có tính cách ly cao.

+ Sơn lót phải có độ dính bám trên mặt thép cao.

+ Sơn phủ phải phù hợp với sơn lót và phù hợp giữa các lớp phủ và có độ dính bám cao với lớp trong, chịu được tác động của thời tiết và bền màu.

+ Bộ sơn phải tạo thành màng phủ có đủ chiều dày và bọc kín bề mặt thép, ngồi ra cịn chịu được axit, khí CO2 và một số hóa chất khác.

+ Thời hạn bảo vệ mặt thép phải đạt trên 4 năm (hoặc quy định khác theo tiêu chuẩn riêng của cơng trình).

- Bộ sơn bảo vệ cầu thép phải đạt các tính năng vật lý và cơ học như quy định trong Mục 7.1 của Tiêu chuẩn TCVN8789-2011 “Sơn bảo vệ kết cấu thép-yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử”.

* Kiểm tra bề mặt sơn

- Phải làm sạch bề mặt cần sơn bằng phun cát, phun hạt gang, bàn chải điện và các dụng cụ cơ giới hóa khác, chỉ cho phép làm bằng tay khi khối lượng cơng tác ít.

- Chỉ được làm sạch bề mặt bằng phương pháp hơ nóng hoặc hố học khi có sự đồng ý của cơ quan chủ quản. Khi hơ nóng khơng để cho thép bị đốt nóng, khi dùng phương pháp hố học phải loại trừ hồn toàn lớp phản ứng ở trên bề mặt.

- Phải làm sạch bề mặt ngay trước khi sơn để tránh bẩn lại. Nếu điều kiện nào đó mà sau khi làm sạch bề mặt khơng sơn lót ngay trong cùng ngày cần bơi một lớp dầu sơn lên bề mặt đã gia công. Nếu để cách quá 3 ngày đêm thì phải cạo gỉ làm sạch lại.

- Khi làm sạch bề mặt cho phép để lại các bộ phận có lớp sơn cũ cịn tốt nghĩa là khi lớp sơn đó khơng có các hư hỏng sau:

+ Các vết rạn nứt trên mặt xuyên suốt bề dày của lớp sơn đến bề mặt thép . + Gỉ thép nổi lên trên mặt lớp sơn.

+ Có gỉ dưới lớp sơn hoặc lớp sơn bị rộp lên. + Lớp sơn cũ bị dòn và dễ vụn.

+ Lớp sơn cũ dính bám vào thép khơng tốt. 49

* Phương pháp sơn

- Nên dùng máy xì sơn để sơn kết cấu. Chỉ sơn bằng tay nếu khối lượng cơng tác ít hoặc có nhiều bộ phận tiết diện nhỏ khi đó sơn theo phương pháp cơ giới sẽ hao phí sơn nhiều.

- Phải sơn thành từng lớp mỏng, đều, khơng để sót. Qua lớp sơn phủ không được nhìn thấy bề mặt thép, lớp sơn lót và lớp sơn trước. Trước khi sơn lót bề mặt kim loại phải được lau khô. Chỉ sơn lớp sau khi lớp trước đã khơ (khơng dính).

- Sau khi lớp sơn lót đã khơ lấy bột dẻo trát và miết mặt cho phẳng các chỗ lõm và các khe nhỏ của kết cấu.

- Khi dùng máy sơn xì bằng hơi ép khơng khí phải được lọc sạch dầu bằng cách cho qua bộ phận lọc khí. Trước khi cho sơn vào bình phải lọc sơn qua sàng 1.600 lỗ trên 1cm2 và phải khuấy kỹ sơn trong bình theo đúng chu kỳ.

- Khi sơn máy cần phải di động mỏ sì một cách điều hịa, khoảng cách đến bề mặt cần sơn khoảng 260mm đến 360mm và thẳng góc với bề mặt sơn. Khi đưa mỏ xì từ giải này sang giải khác phải đóng mỏ lại.

- Khơng được phép sơn khi trời mưa, trời có sương mù hoặc khi nhiệt độ khơng khí thấp hơn 10 C.

- Nhiệt độ của sơn không được chênh lệch nhiều với nhiệt độ bề mặt cần sơn, do vậy trước khi sơn nên để sơn đã pha một thời gian ngoài trời bên cạnh bề mặt cần sơn.

- Trước khi sơn phải nghiệm thu chất lượng làm sạch bề mặt, đặc biệt chú ý kiểm tra các chỗ khe hẹp khó làm sạch.

- Phải kiểm tra và nghiệm thu sau khi mỗi lớp sơn đã khô. Trước khi sơn lớp sơn phủ thứ nhất phải nghiệm thu chất lượng làm nhẵn bề mặt. Một đến hai ngày đêm sau khi sơn lớp cuối cùng phải kiểm tra và nghiệm thu tồn bộ cơng tác sơn.

- Phương pháp thử nghiệm chất lượng sơn xem trong Tiêu chuẩn sơn dùng cho cầu thép và kết cấu thép (TCVN8789-2011). Hiện tại ngoài phương pháp sơn để bảo vệ cầu thép cịn có các phương pháp khác như mạ kẽm v.v...

Một phần của tài liệu Giáo trình Cầu thép - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)