hội như nhau để được lựa chọn vào mẫu.
Chọn mẫu theo lô:
Là cách thức chọn một tập hợp các phần tử kế tiếp nhau trong một tổng thể, phần tử đầu tiên trong khối được lựa chọn thì các phẩn tử cịn lại cũng phải được lựa chọn. Mẫu chọn có thể là một khối liề. (VD: Chọn 30 nghiệp vụ chi liên tục trong tháng 1 năm N để kiểm tra). Cách thức chọn mẫu theo lô sẽ không thể đưa ra một mẫu có tính chất đại diện cho tổng thể, thường được áp dụng khi kiểm tốn viên có những hiểu biết nhất định về hoạt động kinh doanh của khách hàng và tổng thể được chọn mẫu.
Chọn mẫu tình cờ:
Cách thức này bằng cách kiểm toán viên nghiên cứu trước tổng thể và lựa chọn các phần tử của mẫu mà không xét đến quy mô, nguồn gốc hoặc các đặc điểm phân biệt khác của chúng.
Chọn mẫu theo nhận định nghề nghiệp:
Theo cách chọn mẫu này kiểm toán viên sẽ lựa chọn trực tiếp các vào trong mẫu dựa trên cơ sở xét mẫu của mình.
6.4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra chọn mẫu
CHƯƠNG VII
TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC KIỂM TỐN
Tổ chức kiểm tốn được thực hiện theo một quy trình chung với 3 bước cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm tốn bao gồm tất cả các cơng việc khác
nhau nhằm tạo được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho cơng tác kiểm tốn.
Bước 2: Thực hiện kiểm tốn bao gồm tất cả các cơng việc thực hiện chức năng
xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán cụ thể..
Bước 3: Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đưa ra kết luận của kiểm
toán, lập báo cáo kiểm tốn và giải quyết các cơng việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán.
Dịch vụ phổ biến vào chủ yếu nhất của doanh nghiệp là kiểm toán BCTC nên sau đây sẽ là khái quát quy trình của một cuộc kiểm tốn BCTC.
7.1. Lập kế hoạch kiểm toán
a) Xem xét, chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
Theo thơng lệ, các đơn vị có nhu cầu kiểm toán sẽ lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán và gửi thư mời kiểm toán, sau khi nhận được thư mời, các tổ chức kiểm toán sau khi nhận được thư mời kiểm toán sẽ tiến hành:
- Tìm hiểu thơng tin sơ bộ về khách hàng: Những thông tin về ngành nghề kinh doanh, nề nếp về công tác tài chính - kế tốn, mơi trường điều kiện kinh doanh…
- Xem xét lý do mà khách hàng chọn và mời có hợp lý, thỏa đáng hay khơng.
- Xem xét yêu cầu của khách hàng trên các mặt chủ yếu như: Mục tiêu kiểm toán, phạm vi kiểm toán, thời gian thực hiện, hình thức báo cáo có phù hợp với khả năng, điều kiện của đơn vị mình hay khơng, những u cầu đó có trái với pháp luật không.
- Chuẩn bị các nội dung đàm phán và thực hiện việc đàm phán ký kết hợp đồng.
b) Bố trí nhân sự của nhóm kiểm tốn và phương tiện làm việc
- Trên cơ sở hợp đồng đã ký, xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, định lượng khối lượng công việc và chuẩn bị nhân sự đặc biệt là chỉ định người phụ trách cuộc kiểm tốn ( trưởng nhóm, trưởng đồn).
- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ cho cuộc kiểm toán như: Giấy tờ làm việc, hồ sơ, tài liệu có liên quan, phương tiện tính tốn, phương tiện cho việc kiểm kê, kể cả việc chuẩn bị kinh phí cho nhân viên đi làm kiểm toán.
c) Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch là bước đầu tiên của cơng việc kiểm tốn và nó có ảnh hưởng đến các bước cơng việc tiếp theo. Kế hoạch kiểm tốn phù hợp sẽ giúp kiểm tốn viên triển khai cơng việc đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh được những sai sót và hồn tất cơng việc nhanh chóng.
Lập kế hoạch chiến lược
- Khái niệm và điều kiện: Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên sự hiểu biết về tình hình hoạt động và mơi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm tốn lớn và quy mơ, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm tốn cho nhiều năm chứ khơng phải cho tất cả mọi cuộc kiểm toán BCTC.
- Nội dung:
+ Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng: Lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, cơng nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị.
+ Xác định những vấn đề liên quan đến BCTC như: Chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập BCTC và quyền hạn của công ty.
+ Đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát + Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia như chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác…
+ Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện
+ Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm tốn.
Lập kế hoạch tổng thể
Kế hoạch kiểm toán tổng thể được lập cho mọi cuộc kiểm toán và dựa trên chiến lược kiểm tốn (nếu có). Để lập kế hoạch tổng thể các kiểm toán viên cần thu thập các thông tin chủ yếu như:
+ Thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán
+ Thơng tin về hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ của đơn vị. + Các thơng tin về các khía cạnh khác có liên quan
Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá
+ Mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm sốt liên quan đến từng loại thơng tin tài chính, từng bộ phận của BCTC, xác định từng vùng trọng tâm cần đi sâu kiểm toán.
+ Xác định mức độ trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán + Xét đoán khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu
+ Xác định các nghiệp vụ và các sự kiện có tính chất phức tạp Từ kết quả phân tích đánh giá đó:
+ Hoạch định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm tốn
+ Xác định yêu cầu về phối hợp chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, kế hoạch về thời gian kiểm toán.
Kê hoạch tổng thể được văn bản hóa để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch.
Chương trình kiểm tốn
Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã được duyệt, từng KTV được phân cơng tham gia kiểm tốn sẽ soạn thảo chương trình kiểm tốn cho từng tài khoản, từng bộ phận.
Mỗi một tài khoản hay thơng tin tài chính có vị trí và đặc điểm khơng giống nhau nên chương trình kiểm tốn được lập ra cho chúng khơng giống nhau. Chương trình kiểm tốn được soạn thảo thường bao gồm:
+ Mục tiêu cụ thể kiểm toán đối với từng tài khoản (hoặc thơng tin tài chính) + Các chỉ dẫn về các bước cơng việc, các thủ tục kiểm tốn, kỹ thuật kiểm toán cụ thể cần áp dụng trong từng bước công việc.
+ Thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành + Phạm vi của các thủ tục kiểm toán
+ Sự phối hợp giữa các trợ lý kiểm toán…
7.2. Thực hiện kiểm tốn
Thực hiện kiểm tốn là q trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định trong kế hoạch, chương trình kiểm tốn. Các nội dung của quá trình thực hành kiểm tốn:
a) Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ