Giám định viên: Một chuyên gia thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 59 - 60)

DN cần nghiên cứu về mơ hình tổ chức của bộ máy KTNB chun trách sao cho vừa phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động của DN; mức độ phân cấp quản lý; năng lực của các KTVNB.

Thiết lập cơ cấu KTNB và trình tự báo cáo kiểm tốn

Đơn vị có thể xây dựng chức năng KTNB theo cơ cấu KTNB tập trung - Bộ phận KTNB được tổ chức tại văn phòng tổng công ty, đơn vị thành viên, công ty con không tổ chức bộ phận KTNB, bộ phận KTNB thực hiện kiểm toán cho các đơn vị trong cơng ty và kết quả kiểm tốn sẽ được báo cáo cho Tổng giám đốc và giám đốc của đơn vị thành viên (được kiểm toán); hoặc xây dựng theo Cơ cấu KTNB phân tán (văn phòng KTNB của tổng công ty phải là nơi tổng hợp và xử lý kết quả kiểm toán cuối cùng, kết quả kiểm tốn từ KTVNB được bố trí tại các đơn vị thành viên thực hiện công việc kiểm toán tại đơn vị phụ trách); Cấu trúc KTNB nửa tập trung, nửa phân tán - KTNB được tổ chức tại công ty mẹ và chỉ tổ chức KTNB tại các DN thành viên mà bản thân DN đó cũng là cơng ty mẹ của nhiều đơn vị thành viên. Trong mỗi cơ cấu, cần đảm bảo các thành phần sau:

Ủy ban kiểm toán: Tồn tại như một đơn vị độc lập trong DN. Ủy ban kiểm tốn

là liên kết chính trong việc hỡ trợ quản lý cấp cao trong công việc và phát triển KTNB (Laković và cộng sự, 2016). Ủy ban kiểm tốn có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị (HĐQT), cung cấp cho HĐQT một sự đảm bảo độc lập (mức độ tin cậy, khách quan) và tư vấn về quản lý rủi ro, KSNB, kiểm sốt và đánh giá tính hiệu lực, độc lập, khách quan của chức năng KTNB, kiểm toán độc lập và các chức năng khác bao gồm cả những ý kiến liên quan đến quản trị của HĐQT.

Chủ nhiệm kiểm toán: Là người đứng đầu cơ quan KTNB, chịu trách nhiệm đưa

ra ý kiến về tính hiệu lực và đầy đủ trong quản trị DN, quản lý, kiểm soát rủi ro. Chủ nhiệm kiểm toán phải phát triển và duy trì một chiến lược như một định hướng cho hoạt động KTNB; xây dựng Kế hoạch KTNB cũng như tạo được sự kết nối với Ủy ban kiểm toán.

Kế toán viên nội bộ: Hoạt động dưới sự kiểm soát của chủ nhiệm KTNB.

KTVNB phải đảm bảo độc lập, khách quan và tư vấn cho hoạt động của DN nhằm nâng cao giá trị và giúp DN đạt được các mục tiêu của họ. Sự độc lập, kinh nghiệm và đảm bảo kiểm soát chất lượng là những yếu tố giúp cho hoạt động KTNB giám sát các hoạt động của công ty, hạn chế các hành vi thiên vị và hành vi cơ hội. Bên cạnh đó, sự độc lập của KTVNB còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) (Johl và cộng sự, 2013). Đảm bảo cho BCTC được trung thực, khách quan.

Thiết lập các kỹ năng, kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho KTNB

- Kiến thức và trình độ:

KTVNB phải có những kiến thức và kỹ năng tốt để thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình. Một khung kiến thức đào tạo phù hợp sẽ giúp ích cho các KTVNB trong việc đánh giá quản lý rủi ro của đơn vị, nhằm mang đến một sự đảm bảo độc lập cho DN cũng như đưa ra các ý kiến tư vấn và giúp tăng thêm kinh nghiệm và kỹ năng mà họ đang có. Do đó, DN cần có chương trình, chính sách đào tạo phù hợp nhằm nâng cao kiến thức cho KTVNB. Bên cạnh đó, DN cũng cần quan tâm đào tạo thêm các kỹ năng khác cho KTVNB, nhằm tăng hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.

- Kỹ năng giao tiếp:

Kỹ năng giao tiếp tốt giúp cho việc cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các nhà quản lý và trao đổi thơng tin giữa các kiểm tốn viên với nhau cũng như với người phụ trách KTNB. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp cũng giúp ích cho chủ nhiệm kiểm tốn trong việc kết nối thơng tin với các nhà quản lý, HĐQT, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm toán về kế hoạch kiểm tốn và lịch trình kiểm tốn. Trong mối quan hệ với kiểm toán độc lập, kỹ năng giao tiếp cũng giúp ích trong việc hỡ trợ cung cấp và trao đổi thông tin giữa họ với nhau nhằm đạt được hiệu quả công việc.

- Kỹ năng hợp tác, phối hợp trong công việc:

Kỹ năng này giúp giảm thiểu sự chồng chéo trong cơng việc. KTVNB có thể hợp tác với kiểm tốn viên bên ngoài trong việc lập kế hoạch chung, trao đổi thông tin, ý kiến, và báo cáo để tạo điều kiện cho chất lượng của cuộc kiểm toán được nâng lên (Shamsuddin, 2014). Ngoài ra, kiểm tốn viên độc lập có thể sử dụng kết quả hoặc công việc thực hiện của KTVNB để xác định thời gian, nội dung thực hiện công việc kiểm tốn của mình, trong khi đó KTNB có thể hỡ trợ kiểm tốn độc lập hiểu được hệ thống KSNB của DN.

Đồng thời, giúp ích trong việc thu thập các thông tin liên quan trong việc xác định và đánh giá rủi ro trong BCTC. KTNB cũng có thể sử dụng kết quả của kiểm toán độc lập, để mang đến sự đảm bảo liên quan đến các công việc mà họ đang cần phải thu thập trong phạm vi KTNB. Tuy nhiên, chủ nhiệm kiểm toán phải chịu trách nhiệm giám sát các cơng việc của kiểm tốn độc lập, đánh giá sự phối hợp giữa hai bộ phận kiểm tốn này, nhằm thu thập các thơng tin cần thiết cho hoạt động KTNB.

8.2.2 Tở chức bộ máy kiểm tốn độc lập

Bộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Đây là tổ chức duy nhất có thu phí kiểm tốn.

Mơ hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)