Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 51 - 52)

- Kiểm toán các bộ phận BCTC phải rất linh hoạt, không phải làm lại mọi công

7.3. Kết thúc kiểm toán

Tùy mỡi quốc gia, mỡi hãng kiểm tốn có thể có những quy định khác nhau về báo cáo kiểm tốn song theo thơng lệ kiểm tốn quốc tế, một báo cáo kiểm toán phải bao gồm các yếu tố cơ bản dưới đây:

- Nội dung của BCKT:

+ Tiêu đề: Để phân biệt với các báo cáo khác

+ Địa chỉ: Phải ghi địa chỉ, nơi nhận báo cáo kiểm toán phù hợp với yêu cầu của thư hẹn kiểm tốn, thơng thường là ghi địa chỉ của khách hàng.

+ Xác địn báo cáo tài chính được kiểm tốn: Bao gồm tên doanh nghiệp có báo cáo, ngày lập báo cáo, kỳ hạn của báo cáo tài chính.

+ Các thơng lệ và chuẩn mực kiểm tốn được tuân theo khi thực hành kiểm toán + Các ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính

+ Chữ ký: Kiểm toán viên phải ghi rõ, đầy đủ họ tên và hàm cấp, một số quốc gia quy định việc ký tên và báo cáo kiểm toán là đại diện của các hãng kiểm toán, hoặc cả của kiểm toán viên và của hãng kiểm toán.

+ Địa chỉ của kiểm toán viên

+ Ngày thành lập báo cáo kiểm toán

- Các dạng báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán sẽ thể hiện chi tiết, rõ ràng ý kiến của kiểm tốn viên về các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tùy thuộc vào kết quả của từng cuộc kiểm tốn cụ thể. Nói chung có 4 loại ý kiến nhận xét đồng thời có 4 loại báo cáo như sau:

+ Ý kiến chấp nhận toàn phần (Báo cáo chấp nhận toàn bộ): Được đưa ra khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo kiểm toán đã phản ánh một cách trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành. Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng được đưa ra trong trường hợp báo cáo tài chính tuy có sai sót nhưng đã được hiệu chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên.

+ Ý kiến chấp nhận từng phần (Báo cáo chấp nhận từng phần): Là loại ý kiến nhận xét khi kiểm toán viên nhận thấy khơng chấp nhận tồn bộ được, vì cịn nhiều điểm chưa chấp nhận được hoặc chưa đồng ý với doanh nghiệp. Ý kiến chấp nhận từng phần có 2 dạng:

Dạng 1: Ý kiến “ ngoại trừ”: Đó là khi kiểm tốn viên bị giới hạn về phạm vi

kiểm toán hoặc bất đồng ý kiến với nhà quản lý về việc áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán.

Dạng 2: Ý kiến “tùy thuộc vào”: Khi kiểm toán viên nhận thấy khơng thể chấp

nhận tồn bộ được vì số liệu mập mờ, khơng chắc chắn, để kết luận được thì phải phụ thuộc vào một số dữ liệu khác.

+ Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược) (Báo cáo khơng chấp nhận): Thơng thường kiểm tốn viên đưa ra ý kiến này khi có sự bất đồng nghiêm trọng với giám đốc của đơn vị về việc lựa chọn, áp dụng chuẩn mực và chế độ kế tốn hoặc sự khơng phù hợp giữa các thông tin trong đối tượng kiểm toán.

+ Ý kiến từ chối (Khơng thể đưa ra ý kiến): Kiểm tốn viên đưa ra ý kiến này khi hậu quả của việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc các thông tin bị thiếu liên quan đến một số lượng lớn khoản mục đến mức mà kiểm tốn viên khơng thể thu thập bằng chứng kiểm tốn đầy đủ và thích hợp để có thể đưa ra ý kiến.

Chú ý: Ý kiến từ chối và ý kiến khơng chấp nhận đều có điểm giống nhau là cả hai chỉ

được đưa ra khi có những sự kiện quan trọng, nhưng đây là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau:

- Ý kiến từ chối được sử dụng khi kiểm tốn viên khơng đủ thơng tin để kết luận về tính trung thực, hợp lý của đối tượng được kiểm tốn

- Ý kiến khơng chấp nhận được đưa ra khi kiểm tốn viên có bằng chứng đầy đủ và thích hợp để kết luận về tính trung thực hợp lý của đối tượng được kiểm toán.

*) Hồ sơ kiểm toán:

a) Khái niệm, các loại hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng, lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trong giấy, phim ảnh, trên

phương tiện tin học hay bất cứ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định hiện hành. Hồ sơ kiểm toán bao gồm 2 loại cơ bản:

- Hồ sơ kiểm toán chung: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng những thông tin chung về khách thể kiểm toán liên quan đến 2 hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm với cùng một khách thể kiểm toán.

- Hồ sơ kiểm toán năm: Là hồ sơ kiểm tốn chứa đựng những thơng tin về khách thể kiểm toán chỉ liên quan đến cuộc kiểm toán của năm hiện tại.

b) yêu cầu đối với hồ sơ kiểm tốn

- Trong q trình kiểm tốn, kiểm tốn viên phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và chi tiết sao cho kiểm toán viên khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra, đọc sẽ hiểu được tồn bộ về cuộc kiểm toán.

- Kiểm toán viên phải ghi chép và lưu trữ trong hồ sơ kiểm tốn của mình tất cả các tài liệu liên quan đến:

+ Kế hoạch kiểm toán + Việc thực hiện kiểm toán

+ Kết quả của các thủ tục đã thực hiện

+ Những kết luận mà KTV rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu thập được.

- Hồ sơ kiểm toán cần phải được sắp xếp, lưu trữ một cách thuận tiện, khoa học theo một trật tự dễ tìm, dễ thấy, dể tra cứu và được lưu giữ, quản lý tập trung tại nơi lưu giữ hồ sơ và phải đảm bảo bí mật, an tồn cho hồ sơ kiểm tốn.

*)Các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo kiểm toán

- Đối với kiểm tốn BCTC, sau khi BCTC đã cơng bố, kiểm tốn viên khơng có nghĩa vụ phải điều tra về BCTC nữa. Tuy nhiên, KTV nhận thấy có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC đã được kiểm toán mà trước khi ký báo cáo KTV chưa phát hiện ra thì họ phải thảo luận vấn đề đó với các nhà quản lý doanh nghiệp.

+ Nếu BCTC được phát hành lại, KTV sẽ phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung và phải phát hành báo cáo kiểm toán mới cho BCTC đã điều chỉnh.

+ Nếu BCTC cần phải phát hành lại nhưng giám đốc đơn vị khơng đồng ý, kiểm tốn viên phải thông báo đến người chịu trách nhiệm cao nhất tại đơn vị về những hành động mà KTV sẽ tiến hành theo luật định để ngăn chặn việc sử dụng BCTC đã được phát hành.

CHƯƠNG VIII

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)