a. Tập trung vào 1 đoạn thị trường
Doanh nghiệp chỉ chọn một đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu; * Điều kiện
- Có sẵn sự phù hợp tự nhiên giữa nhu cầu và sản phẩm của doanh nghiệp. o Là đoạn thị trường chưa có đối thủ cạnh tranh hoặc các đối thủ cạnh tranh bỏ qua.
- Đoạn thị trường được coi là điểm xuất phát hợp lý làm đà cho việc mở rộng kinh doanh tiếp theo.
* Lợi thế
- Có điều kiện tập trung nỗ lực Marketing vào một đoạn thị trường duy nhất thường chưa bị đối thủ cạnh tranh sở hữu. Vì vậy, doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh vị trí vững chắc trên đoạn thị trường đó. Về lâu dài, doanh nghiệp được hưởng lợi thế cạnh tranh của người đi đầu. M3 M1 M2 P1 P2 P3
GVTH- Ngô Thị Lan Hương Page 30
- Có điều kiện hiểu rõ nhu cầu và ước muốn của đoạn thị trường, do đó có khả năng thiết kế những sản phẩm phù hợp tiết kiệm chi phí kinh doanh nhờ chun mơn hố sản xuất... Khi giành được vị trí dẫn đầu thị trường thì có thể đạt lợi thế kinh doanh cao.
* Bất lợi
- Phải đối phó với rủi ro khi nhu cầu thị trường thay đổi đột ngột hoặc đối thủ cạnh tranh mạnh xâm nhập.
- Chỉ khai thác được lợi nhuận trên đoạn thị trường duy nhất nên khó có khả năng mở rộng quy mơ kinh doanh.
- Phạm vi áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp ở giai đoạn khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng phổ biến.
b. Chun mơn hóa tuyển chọn
* Nội dung: Doanh nghiệp có thể chọn một số đoạn thị trường riêng biệt làm thị trường mục tiêu. Mỗi đoạn thị trường có sức hấp dẫn và phù hợp với khả năng và mục đích của doanh nghiệp.
* Ưu điểm
- Đa dạng hoá khả năng kiếm lời, giảm thiểu rủi ro (so với lựa chọn một đoạn thị trường duy nhất).
- Khi một đoạn thị trường bị cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp vẫn có thể kinh doanh trên đoạn thị trường khác.
* Nhược điểm: Đòi hỏi lớn về nguồn lực kinh doanh và khả năng quản lý.
* Phạm vi áp dụng: Doanh nghiệp có ít hoặc khơng có khả năng phối hợp các đoạn thị trường khác với nhau nhưng trên từng đoạn đều chứa đựng những hứa hẹn về thành công trong kinh doanh.
c. Chun mơn hóa theo đặc tính sản phẩm
M1 M2 P2 P2 P3 P1 M2 M1 M2 P2 P3 P1 M2
GVTH- Ngô Thị Lan Hương Page 31
* Nội dung: Doanh nghiệp tập trung sản xuất một loại sản phẩm nhất định để đáp ứng nhu cầu cho nhiều đoạn thị trường. Đoạn thị trường có quy mơ nhỏ - khơng hứa hẹn cơ hội kinh doanh thu nhiều lợi nhuận, đối thủ cạnh tranh ít quan tâm .
Ví dụ: - Triump sản xuất đồ lót phục vụ cho phụ nữ mọi lứa tuổi. - Wilson sản xuất vợt tennis cho mọi đối tượng chơi.
- LIOA sản xuất ổn áp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
* Ưu điểm: Doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tạo dựng hình ảnh và danh tiếng khi cung ứng một sản phẩm chuyên dụng.
* Nhược điểm: Phải đối phó với những sự ra đời của sản phẩm mới có đặc tính và ưu thế hơn.
d. Chun mơn hóa theo đặc tính thị trường
* Nội dung: doanh nghiệp chọn một nhóm khách hàng riêng biệt làm khách hàng mục tiêu và tập trung mọi nỗ lực vào nhóm khách hàng đó.
Ví dụ: Cửa hàng thời trang dành cho người béo.
* Ưu điểm: Doanh nghiệp dễ tạo dựng danh tiếng trong nhóm khách hàng. Nếu doanh nghiệp gây dựng uy tín, nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng thì rất thuận lợi trong phát triển sản phẩm mới cho nhóm khách hàng này.
* Nhược điểm: Khi sức mua của nhóm khách hàng này có sự biến đổi lớn thì doanh nghiệp rất khó chuyển sang thị trường khác vốn đã có người “sở hữu”.
e. Bao phủ thị trường M1 M2 P2 P3 P1 M2 P2 P3 P1
GVTH- Ngô Thị Lan Hương Page 32
DN muốn theo đuổi ý đồ phục vụ tất cả các loại khách hàng nếu có cơ hội kiếm lời và mọi khách hàng đều là thị trường mục tiêu của DN;
Các DN lựa chọn phương án này thường là những DN hoặc đang mị mẫm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho bản thân hoặc là những DN có quy mơ, năng lực lớn, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.