Cấu trúc kênh phân phố

Một phần của tài liệu Bài giảng Marketing căn bản (Dùng cho sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng) (Trang 53 - 54)

Cấu trúc kênh như một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc

phải được phân chia cho họ. Các cấu trúc kênh khác nhau có sự phân chia các công việc

phân phối cho các thành viên khác nhau. Kênh phân phối có cấu trúc như mạng lưới do chúng bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tạo ra kết quả là sản phẩm được người tiêu dùng mua và sử dụng.

3 yếu tố cơ bản phản ánh cấu trúc của một kênh phân phối: chiều dài, chiều rộng kênh và các loại trung gian trong kênh.

* Chiều dài kênh: được xác định bởi số cấp độ trung gian có mặt trong kênh à số cấp độ TG tăng lên trong kênh à kênh phát triển về chiều dài.

GVTH- Ngô Thị Lan Hương Page 53

* Chiều rộng kênh: Biểu hiện số lượng trung gian thương mại ở mỗi cấp độ kênh à quyết định phạm vi bao phủ thị trường của kênh. Có 3 phương thức phân phối chủ yếu:

- Phân phối cường độ (rộng rãi, ồ ạt):

+ Đặc điểm: Bán sản phẩm qua vô số các TGTM trên thị trường; sử dụng nhiều trung gian ở mỗi cấp độ kênh, đặc biệt là lực lượng bán lẻ;

+ Mục tiêu của DN: phạm vi bao phủ thị trường rộng;

+ Điều kiện áp dụng: được áp dụng phổ biến khi tiêu thụ sản phẩm thơng dụng, có thị trường phân bổ rộng [kẹo, bánh, thuốc lá, dịch vụ khám chữa bệnh thông thường….];

- Phân phối đặc quyền:

+ Ngược lại với phương thức phân phối rộng rãi: trên mỗi khu vực doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của họ qua 1 TGTM duy nhất và TGTM được chọn phải thực hiện phương thức bán độc quyền;

+ Mục tiêu của DN: tăng khả năng giám sát và bảo vệ danh tiếng sản phẩm/thương hiệu, giá bán, hoạt động khuyến mãi và tăng mức độ quản lý trung gian;

+ Áp dụng khi: sản phẩm của DN có giá trị sản phẩm và danh tiếng thương hiệu cao: ô tô, biệt dược, thiết bị công nghệ… [iphone chỉ cung cấp sản phẩm qua ishop và 2 nhà mạng lớn nhất Việt Nam: vinaphone và mobifone];

- Phân phối chọn lọc:

+ Nằm giữa hai phương thức trên, phương pháp này, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của họ qua 1 số TGTM đã được chọn lựa theo những tiêu chuẩn nhất định;

+ Được áp dụng phổ biến để tiêu thụ sản phẩm thuộc nhóm hàng sử dụng lâu bền, người mua có sự lựa chọn kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định; hoặc khi nhà sản xuất đang muốn thu hút một số trung gian cụ thể trong mỗi cấp độ kênh [hàng: nội thất, điện tử…];

Những người sản xuất luôn cố gắng chuyển từ phân phối độc quyền à chọn lọc à ồ ạt nhằm tăng phạm vi bao quát và mức tiêu thụ. Tuy nhiên, mong muốn này về một khía cạnh nào đó chỉ có lợi trong một thời gian ngắn do về lâu dài nó sẽ làm mất đi một phần kiểm sốt đối với thỏa thuận về trưng bày sản phẩm, mức dịch vụ đi kèm và việc định giá.

* Các trung gian tham gia trong kênh phân phối - Nhà bán bn.

Là những người mua hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà bán buôn khác và bán lại cho nhà bán lẻ, bán buôn và nhà sử dụng cơng nghiệp.

Nhà bán bn có vai trị quan trọng trong việc vận chuyển, dự trữ, bảo quản, phân loại hàng hóa.

Một phần của tài liệu Bài giảng Marketing căn bản (Dùng cho sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng) (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)