Mục tiêu –ý nghĩa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) (Trang 39 - 40)

- Trong q trình cho trẻ chơi, giáo viên ít chú ý thay đổi vai, vật liệu chơi Nhận xét sau khi chơi còn mang tính chung chung, chưa cụ thể, chủ

TIỂU KẾT CHƯƠNG

2.3.1.1. Mục tiêu –ý nghĩa

- Muốn hình thành và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thơng qua trị chơi lắp ghép, xây dựng thì giáo viên cần phải sưu tầm “vật liệu” xây dựng phong phú, đa dạng nhằm khơi dậy ở trẻ sự tận dụng các đồ như: vỏ lon, chai nước ngọt, vỏ hộp sữa chua… Tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện đức tính tiết kiệm, giữ gìn biết tận dụng vật liệu có sẵn xung quanh. Từ đó giáo viên có sự điều chỉnh uốn nắn hành vi đạo đức của trẻ theo mục đích giáo dục của mình, đồng thời phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ.

- Trẻ thường xuyên luyện tập và điều chỉnh hành vi của mình qua việc tham gia lắp ghép, xây dựng, từ đó sẽ giúp trẻ ngày càng hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa xã hội của các chuẩn mực hành vi đạo đức.

2.3.1.2. Nội dung

Giáo viên tạo sưu tầm “vật liệu” xây dựng phong phú đa dạng mà khi trẻ tham gia lắp ghép, xây dựng có điều kiện được sử dụng ngun liệu có sẵn, tiện lợi, biết giữ gìn nâng niu đồ chơi, tiết kiệm cho gia đình. Từ đó giáo viên điều khiển, điều chỉnh các hành vi của trẻ theo những chuẩn mực đạo đức chung, khơi dậy ở trẻ những hành vi, thái độ như: biết tận dụng, giữ gìn “vật liệu” xây dựng, khơng địi hỏi phụ huynh phải mua nhiều đồ chơi mới…

2.3.1.3. Tiến hành

- Trước hết giáo viên cần có các “vật liệu” xây dựng phong phú, đa dạng hướng tới việc giáo dục đức tính tiết kiệm.

+ Quan hệ thực: Từ những tình huống nảy sinh trong bàn bạc, thảo thuận chủ đề chơi, cách chơi hay phân nhóm chơi, cơng việc cụ thể của từng cá nhân… giáo viên cần gợi ý để trẻ hướng tới việc sử dụng tiết kiệm, giữ gìn đồ chơi, đồng thời giúp trẻ nhận thức được những hành vi đạo đức chưa đúng đắn.

+ Quan hệ chơi: Khi tham gia vào các vai trong vật liệu trẻ phải tuân thủ theo mối quan hệ của các nhân vật với nhau. Cô cần chọn nhiều nguyên

liệu khác nhau nhưng gần gũi với trẻ để trẻ có biết tiết kiệm tận dụng đồ dùng quanh mình.

Ví dụ: Từ các ngun liệu có sẵn, tận dụng vỏ hộp, vỏ lon, bìa catton... chúng ta có thể làm nên rất nhiều những “cơng trình” như: Trường Mầm non, bệnh viện, công viên… Sau khi uống nước, sữa xong chúng ta rửa sạch chai phơi khơ, vậy là chúng ta có thể sử dụng chúng trong “cơng trình” xây dựng của mình. Từ đó trẻ biết tận dụng vật liệu thiên nhiên, phế liệu - phẩm chất con người trong thời đại mới được hình thành và phát triển.

+ Trong quá trình tổ chức trị chơi lắp ghép, xây dựng cho trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên cần có các “vật liệu” phong phú đa dạng liên quan đến giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ, giúp trẻ luyện tập những hành vi đạo đức đúng đắn, mở rộng vốn kinh nghiệm sống cho trẻ, giúp đạo đức của trẻ được hình thành và phát triển.

+ Giáo viên chọn vật liệu phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhằm khuyến khích trẻ bộc lộ hành vi, thái độ của mình.

+ Giáo viên khơng nên chọn những vật liệu sắc nhọn có hành động bạo lực sẽ làm phản tác dụng, gây nguy hiểm cho trẻ. Giáo viên cần khuyến khích để trẻ thể hiện hành vi đạo đức, thái độ đúng đắn trong quá trình tham gia chơi.

+ Kịp thời khen ngợi, động viên những trẻ có thái độ đúng đắn trong khi tham gia xây dựng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w