Tuỳ theo luồng xúc cụt hay luồng xúc thông tầng, gương xúc rộng hay hẹp mà có những sơ đồ phối hợp giữa máy xúc và ơ tơ khác nhau. Vị trí nạp ơ tơ cho máy xúc phải sao cho đảm bảo góc quay của máy xúc khi dỡ tải là nhỏ nhất để rút ngắn được chu kỳ xúc. Khi dỡ tải gàu xúc phải vng góc với thùng xe (chất tải bên cạnh) hoặc trùng với trục thùng xe (chất tải đằng sau) và cần chú ý là gàu xúc khơng được quay qua nóc buồng lái dù có tải hay khơng.
Khi xúc theo gương dọc tầng với luồng xúc thơng tầng thì có thể nạp xe theo sơ đồ hình 12.5. Sơ đồ hình 12.5-a có trục ơ tơ song song với trục máy xúc ở vị trí chính diện, được áp dụng khi chiều rộng luồng xúc khơng lớn lắm và có nhược điểm là thời gian trao đổi xe lớn. Sơ đồ hình 12.5-b có ưu điểm hơn là giảm được vịng quay của máy xúc và rút ngắn chu kỳ xúc.
Sơ đồ hình 12.5-c nâng cao được hệ số sử dụng thời gian của máy xúc do không mất thời gian chờ đợi trao đổi xe. Trong sơ đồ 12.5-d, ô tô được bố trí 2 bên máy xúc nên giảm được vòng quay của máy, trao đổi xe dễ dàng và an tồn, thời gian làm việc có ích cuả máy xúc là lớn nhất. Sơ đồ này áp dụng khi chiều rộng luồng xúc lớn.
Khi xúc đống đá ở chân núi hay ở bãi chứa, việc bố trí ơ tơ ở hai bên máy xúc thuận lợi hơn, khi ấy có thể giảm góc quay của máy xúc tới 60o (Hình 12.6-a). Trường hợp đào hào, làm đường lên núi thì tiết diện gương xúc hẹp hơn, ơ tơ thường phải bố trí phía sau máy xúc (Hình 12.6-b) do đó vịng quay của máy xúc khi dỡ tải tăng lên khá nhiều, có khi tới 180o.
Hình vẽ 12.6. Sơ đồ nạp xe khi khấu gương ngang (a) và khi đào hào lên núi (b)