c) Các sơ đồ vận tải của ôtô trong mỏ
CÔNG TÁC THẢI ĐÁ TRÊN MỎ LỘ THIÊN 14.1 Khái quát về công tác thải và bãi thả
14.1. Khái quát về công tác thải và bãi thải
Cơng tác thải đá - đó là tổng hợp các thao tác tiếp nhận và chất xếp đất đá thải vào một khu vực riêng theo một phương thức và trình tự xác định. Thải đá là khâu công nghệ cuối cùng trong dây truyền sản xuất trên mỏ lộ thiên. Nơi lưu giữ đất đá thải được gọi là bãi thải.
Theo vị trí tương đối của bãi thải so với biên giới khai trường mà chúng được phân thành bãi thải trong và bãi thải ngoài. Bãi thải trong là bãi thải được bố trí trong khoảng trống đã khai thác. Bãi thải ngoài là bãi thải được bố trí ngồi biên giới khai trường, trên khu vực mà phía dưới khơng có KSCI. Theo thời gian tồn tại, người ta phân thành bãi thải cố định và bãi thải tạm. Bãi thải cố định là bãi thải tồn tại theo suốt đời mỏ hoặc hơn. Bãi thải tạm là bãi thải chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định và sau đó được di chuyển tới một vị trí khác. Trong cơng tác thải đá thì vị trí bãi thải là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả kinh tế không chỉ của khâu thải đá mà là của toàn bộ dây truyền sản xuất của mỏ lộ thiên.
Quá trình phát triển của hoạt động khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên ngày càng chiếm dụng nhiều diện tích bề mặt thảm thực vật và đất đai canh tác để mở khai trường và làm bãi thải do mỏ càng xuống sâu, phạm vi biên giới mỏ càng mở rộng, khối lượng đất thải tính cho 1 đơn vị khống sản thu hồi càng lớn. Vấn đề tìm vị trí để đổ thải cho các mỏ lộ thiên ngày càng trở nên bức xúc. Thí dụ, dung lượng các bãi thải của khu mỏ Quảng Ninh hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 60÷70 % nhu cầu đổ thải, trong khi đó thì các yêu cầu về bảo vệ môi trường và cảnh quan khu vực ngày càng khắt khe. Tổng khối lượng đất đá thải của các mỏ lộ thiên vùng Quảng Ninh theo từng khu vực và theo các giai đoạn được giới thiệu ở bảng 14.1.
Bảng 14.1. Tổng khối lượng đất đá đổ thải của các mỏ lộ thiên Quảng Ninh (106 m3)
Khu vực Tổng số 2005÷2010 2011÷2015 2016÷2020 Sau 2020 Tổng số 3.921,722 824,438 751,412 704,416 1.641,456 Cẩm Phả 2.901,779 544,153 552,612 556,049 1.248,965
Hòn Gai 428,697 198,030 136,0 88,817 5,850 Xuất phát từ đó, những yêu cầu đặt ra đối với công tác đổ thải trên mỏ lộ thiên là:
1. Bãi thải đất đá của mỏ phải được bố trí trong phạm vi đất đai của mỏ quản lý. Đối với bãi thải cố định trước khi đổ thải phải tiến hành điều tra, xem xét ở phía dưới mặt đất trong giới hạn bãi thải có chứa loại khống sản nào có giá trị cơng nghiệp khơng. Nếu có thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền để làm thủ tục khai thác trước khi đưa vào sử dụng đổ thải.
2. Bãi thải đất đá mỏ phải được hạn chế tối đa làm ảnh hưởng đến các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng lân cận và các hoạt động phát triển kinh tế khác cũng như các yếu tố môi trường và cảnh quan khu vực.
3. Tận dụng tối đa các điều kiện có thể để sử dụng khoảng trống đã kết thúc khai thác vào mục đích đổ thải đất đá mỏ.
4. Nhằm giữ ổn định và tăng sức chứa của bãi thải, phải tiến hành đổ thải đúng kỹ thuật: khi thải theo bề mặt thì chiều dày mỗi lớp thải khơng được lớn hơn 0,8 m; khi thải theo chu vi thì mép ngồi bãi thải phải có đê an toàn; chiều cao đê an toàn phải lớn hơn hoặc bằng 1/2 đường kính lốp của loại xe ô tô chở đất đá lớn nhất mà mỏ sử dụng; khi bãi thải khơng ổn định, có hiện tượng sụt lún thì ơ tơ phải dỡ tải lên mặt bãi thải, sau đó dùng máy ủi để gạt đất đá xuống sườn bãi thải.
5. Tuyệt đối không để nước mưa, nước thải chảy tràn qua mặt và sườn bãi thải. Mặt bãi thải phải có độ dốc khơng nhỏ hơn 23 % hướng vào phía trong để dẫn nước mưa vào rãnh thốt nước cố định bố trí sát đường vận tải hoặc sườn núi.
6. Dưới chân bãi thải phải có đập chắn để ngăn khơng cho đất đá, bùn thải trôi lấp xuống vùng hạ lưu. Định kỳ phải tiến hành nạo vét, dọn sạch đất bùn thải phía thượng lưu của đê chắn.
Việc lập quy hoạch đổ thải phải được xem xét đồng bộ với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác của khu vực và đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Có giải pháp hữu hiệu đảm bảo xử lý cơ bản việc đổ thải gây ơ nhiễm, suy thối tài nguyên và môi trường đối với nguồn thải theo lưu vực sông suối.
- Đảm bảo các không gian cách ly hợp lý và hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường giữa các khu vực đổ thải với các đô thị và khu tập trung dân cư.
- Phải có dự án phục hồi mơi trường và sử dụng hợp lý đất đai các khu vực kết thúc đổ thải và kết thúc khai thác khoáng sản nhằm tăng nhanh độ che phủ đất trống; kết hợp đầu tư các cơng trình ngăn chặn xói mịn và rửa trơi để giảm thiểu vật liệu rửa trôi, gây ô nhiễm môi trường nước và gây bồi lắng sông, hồ, ven biển.