c) Các sơ đồ vận tải của ôtô trong mỏ
16.1.1. Phân loại đá khố
Đá khối (còn gọi là đá ốp lát) là các loại đá tự nhiên có màu sắc, vân hoa đẹp được con người khai thác, cưa cắt, tạo hình, gia cơng đánh bóng bề mặt, mài trơn, mài thơ, hoặc thổi cát, phun lửa tạo ra mặt nhám, dùng để ốp và lát trong các cơng trình xây dựng, kiến trúc nhằm làm tăng vẻ đẹp và nâng cao độ bền của cơng trình.
Giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế của đá ốp lát tùy thuộc vào đặc điểm thành phần vật chất ( thạch học, khoáng vật, hóa học, cấu tạo, kiến trúc, tính chất cơ lý, cường độ phóng xạ, độ bền màu…), đặc tính mỹ thuật ( màu sắc, vân hoa, độ bóng…), và độ nguyên khối cũng như độ thu hồi của đá tự nhiên.
Theo nguồn gốc của đá trang trí người ta phân thành đá macma, đá trầm tích và đá biến chất như đã đề cập ở trên.
Theo cơng nghệ gia cơng đá khối cịn được phân thành:
- Đá cứng: là đá có độ cứng theo thang Mohs từ 6÷7, như quartzite, granite, syenite, diorite, gabro, monzonite…, phải cắt bằng lưỡi kim cương.
- Đá cứng trung bình: có độ cứng từ 3÷5, như: đá hoa, đá vơi, dolomite, đá phiến…, có thể cắt được bằng các lưỡi tôn, lưỡi thép, corundum.
- Đá mềm: có độ cứng 1÷3, như talc, thạch cao, đá vơi hữu cơ, pyrophyllite, có thể cắt dễ dàng bằng lưỡi tôn, thép.
Theo độ bền về thời gian, đá trang trí được phân thành:
- Đá rất bền: là những đá có tuổi thọ ( tính cho tới khi có dấu hiệu bị phá hủy) khoảng 500 năm, như quartzite, granite hạt nhỏ…
- Đá bền: có tuổi thọ khoảng 200 năm, như granite hạt thô, syenite, gabro, labradorite, monzonite…
- Đá bền trung bình: có tuổi thọ khoảng 100 năm, như đá hoa trắng, đá vơi đặc sít, dolomite…
- Đá bền ít: có tuổi thọ khoảng 25 năm, như đá vôi xốp, đá hoa màu, thạch cao..
Trong thương mại và cơng nghiệp, đá trang trí được chia thành các nhóm có liên quan với nguồn gốc thành tạo và tính chất cơ lý, đây cũng là cách phân loại được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, đó là:
- Nhóm đá granite: gồm các đá nhóm alumosilicat nguồn gốc magma, biến chất, có thành phần axit, trung tính, kiềm, bazơ đến siêu bazơ.
- Nhóm đá marble: gồm đá trầm tích carbonate như đá vơi, dolomite, travertine, và trầm tích carbonate biến chất như đá hoa, marble.
- Nhóm đá phiến: gồm các đá trầm tích bột kết, sét kết, cát bột kết biến chất thấp đến đá phiến, đá phiến lục dạng lớp mỏng 5÷30mm.
- Nhóm cát kết.
Trong đó, nhóm đá granite và nhóm đá marble là thơng dụng nhất, các nhóm đá cịn lại sử dụng rất hạn chế.
Một đặc điểm quan trọng khác cũng được dùng làm cơ sở để phân loại là màu sắc, cấu tạo (vân hoa) và độ hạt của đá. Màu sắc là đặc điểm thị hiếu hàng đầu và tùy thuộc vào từng vùng, từng dân tộc. Thị hiếu đối với màu sắc và phân loại đá hoa theo đặc trưng thị trường và màu sắc thể hiện ở bảng 16.1. Màu của đá hoa (cẩm thạch hay marble) có thể trắng (do tinh khiết), có thể đỏ và hồng (do có các vi tinh thể hematit), màu vàng hoặc nâu (do có limonit), màu tím (do có oxyt mangan), màu xám (do có các vi tinh thể pyrit), màu xám đen và màu đen (do có vật chất hữu cơ).
Bảng 16.1- Phân loại đá hoa theo đặc trưng thị trường và màu sắc
Thị trường đá hoa (cẩm thạch, marble) Nhóm màu sắc Loại có chất lượng cao, giá thành cao; loại
trung bình: dễ sử dụng, cầu lớn hơn cung, khả năng cung cấp nói chung ổn định.
Trắng (kinh điển) Hồng
Đen Đỏ Xanh lam Loại có chất lượng cao, giá thành cao; loại
trung bình: sử dụng ít hơn loại đá hoa "kinh điển"; nhu cầu có thể thay đổi; khả năng cung cấp khơng ổn định.
Tím Vàng (đặc biệt)
Nâu Phần lớn có chất lượng trung bình, giá
thành tương đối thấp, khả năng cung cấp rất tốt và ổn định
Xám (thông thường)