Vận hành máy đập sàng

Một phần của tài liệu Bài giảng Các quá trình sản xuất mỏ lộ thiên: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 65)

c) Các sơ đồ vận tải của ôtô trong mỏ

15.6. Vận hành máy đập sàng

Chế độ vận hành máy có ảnh hưởng đến các thơng số sử dụng và qua đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của máy.

Chế độ vận hành máy đập sàng bao gồm khâu chuẩn bị trước khi vận hành, vận hành và đóng máy cũng như khâu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.

Trước khi mở máy cần xem sổ giao ca để biết rõ tình trạng của máy, phải kiểm tra lại các bộ phận của máy. Cần căng lại các lò xo giảm chấn của máy. Cần căng lại các lò xo giảm chấn, dây đai truyền động, siết lại đinh ốc bệ máy. Kiểm tra xem trong miệng máy đập có đá hoặc các vật không nghiền được (đinh ốc, miếng thép, …) không. Cần chú ý bôi trơn các chi tiết ma sát bằng các loại dầu mỡ đã quy định. Nếu sau khi mở máy khoảng 2-3 phút mà dầu trơn khơng ln chuyển bình thường thì phải ngừng máy và kiểm tra lại hệ thống bôi trơn, đặc biệt đối với máy đập côn. Thời gian sử dụng của dầu bôi trơn máy nghiền côn là 1000-2000 giờ làm việc.

Sau khi mở máy 2-3 phút, máy đã đạt được số vòng quay đầy đủ mới mở cửa tiếp liệu cho máy làm việc. Việc cấp liệu cho máy phải đều đặn và thường xuyên. Đối với máy đập côn đá cấp không đều sẽ dẫn đến làm mịn lệch mặt cơn. Mức đá trong máy thường không nên cao quá 3/4 chiều cao miệng máy.

Chiều rộng cửa ra đá của máy đập không được nhỏ hơn giới hạn dưới của nó như đã ghi trong bảng đặc tính kĩ thuật.

Với máy đập rôto cần chú ý bộ phận an tồn, tình trạng mài mịn của các búa. Thời hạn phục vụ khi nghiền đá vôi của búa là 5 tháng. Nếu mài mịn khơng đều và có độ chênh trọng lượng các búa trên 150 gam thì phải mài bớt các búa nặng.

Trong quá trình làm việc cần chú ý theo dõi trạng thái nóng của các vòng bi, đặc biệt là vòng bi của trục lệch tâm (đối với máy đập hàm) trục tang gắn búa (đối với máy đập rôto) … và của dầu trong máy.

Cần theo dõi việc cấp đá vào máy đập để tránh rơi vãi những vật không đập được vào máy.

Trong các máy đập rôto, tốc độ tiếp tuyến của búa đập là thông số cơ bản xác định độ lớn của sản phẩm. Khi đập đá vơi có độ bền kháng nén 1000÷1200 kG/cm2 thì tốc độ tiếp tuyến tốt nhất của búa là 30 m/s. Tốc độ của búa càng lớn thì năng suất búa càng cao, nhưng số lượng đá mạt (0÷5mm) càng nhiều. Đá càng mềm thì tốc độ của búa càng phải giảm.

Khi xảy ra sự cố, lập tức phải ngừng cho đá vào máy, tắt máy để tiến hành kiểm tra, sửa chữa.

Đối với máy sàng thường ít xảy ra sự cố hơn vì nó bền chắc và kết cấu tương đối đơn giản. Khi vận hành máy sàng cần đặc biệt chú ý theo dõi tình trạng mặt sàng, các thanh treo và các chi tiết kẹp chặt. Mặt sàng trùng sẽ dẫn đến tình trạng mài mịn nhanh gây ra đứt và rách sàng. Trong khi máy làm việc, phải chú ý cho đá dàn dều trên toàn bộ mặt sàng để tăng hiệu quả sàng và tránh hiện tượng quá tải cục bộ. Trước khi ngừng máy cần ngừng cung cấp đá và chờ đến khi đá chảy hết mới tắt máy.

Chế độ vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ đúng sẽ bảo đảm cho máy làm việc được bền, không xảy ra tai nạn, gãy hỏng.

Công tác bảo dưỡng máy do nhân viên vận hành máy phụ trách và tiến hành thường xuyên trong từng ca bao gồm nội dung: kiểm tra và siết chặt các đinh ốc, căng lại đai truyền động, lau chùi bụi bặm, tra dầu mỡ…Các đợt sửa chữa định kỳ (sửa chữa nhỏ, vừa và lớn) do các phân xưởng, đội sửa chữa đảm nhiệm với nội dung có quy định cụ thể.

Một phần của tài liệu Bài giảng Các quá trình sản xuất mỏ lộ thiên: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 65)