Cơng tác an tồn trong quá trình đập sàng

Một phần của tài liệu Bài giảng Các quá trình sản xuất mỏ lộ thiên: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 68 - 70)

c) Các sơ đồ vận tải của ôtô trong mỏ

15.8. Cơng tác an tồn trong quá trình đập sàng

a) Bộ phận tiếp nhận và bunke. Công nhân sửa chữa và làm việc ở bộ phận tiếp nhận và bunke phải nắm vững các tín hiệu (âm thanh, ánh sáng) khi có thiết bị vận tải đến. Các tín hiệu này được phát trước khi đến của thiết bị vận tải 1,5 – 2 phút để cơng nhân bình tĩnh đến nơi an tồn, đề phịng nguy hiểm do bụi và đá lăn khi dỡ tải.

Khi đang dỡ tải, tuyệt đối cấm mọi nguời đứng ở phía dỡ tải của bunke. Nếu là toa xe của đường sắt thì cơng nhân chun nghiệp mới được dỡ tải. Hai bên và phía đối diện thành nhận tải của bunke phải có lan can bảo vệ hoặc thành chắn. Đối với các loại vật liệu lắm bụi thì ở bunke phải trang bị vịi phun nước hoặc quạt gió mạnh để hút bụi.

Với những bunke có tiếp nhận vật liệu có cỡ hạt quy định (để cung cấp cho máy nghiền) thì miệng bunke phải đậy bằng lưới có kích thước mắt lưới tương ứng để loại trừ đá quá cỡ (lớn hơn kích thước cho phép của miệng máy nghiền). Đá quá cỡ loại ra, được đập nhỏ bằng cơ khí hoặc thủ cơng. Cơng nhân làm việc ở khâu này phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như ủng, găng tay, kính mắt, khẩu trang v.v…

Các bunke trung gian và bunke bãi chứa thường có dung tích lớn hơn và dùng để chứa vật liệu có kích thước lớn hơn. Khi tháo vật liệu thường xảy ra hiện tượng vòm đá treo, làm cho bunke bị tắc. Bởi vậy ở các bunke lớn phải trang bị các thiết bị chống tắc nghẽn cho miêng rót (chạy bằng khí nén hoặc bằng điện). Trên mặt bunke phải có lối đi lại cho công nhân vận hành và kiểm tra. Khi tiến hành kiểm tra hoặc bảo dưỡng bunke phải tháo hết vật liệu trong bunke.

b) Máy đập. Cơng tác an tồn khi vận hành máy đập có quan hệ chặt chẽ với hàng loạt những yêu cầu an toàn kỹ thuật mà trước hết là các yêu cầu về thiết bị bảo vệ, các quy định về vận hành, vấn đề chống bụi trong quá trình đập, các chỉ dẫn chi tiết cho cơng nhân vận hành.

Các bộ phận chuyển động của máy đập nhất thiết phải có lưới hay thành bảo vệ. Phễu tiếp nhận và miệng chất tải phải có thành chắn để tránh các tai nạn cho các cục đá bắn vào người vận hành hoặc làm bẩn mặt bằng cơng tác trong q trình làm việc. Việc cấp liệu cho máy đập và tháo các sản phẩm đập phải được cơ giới hóa và nếu có thể thì tự động hóa. Máy cấp liệu và băng tải chuyển vật liệu phải có khóa liên động để khi máy đập ngừng hoạt động thì vật liệu thơi khơng chảy vào máy.

Đối với máy đập cơn để đập đá q cỡ trung bình và nhỏ khi đang chạy mà bị ngừng đột ngột thì phải tắt máy và dọn sạch đá trong máy trước khi cho máy chạy tiếp. Khi đang dọn đá phải treo biển “cấm mở máy – có người đang sửa chữa” ở công tắc mở máy. Không được chui vào trong khoang máy đập để dọn đá. Trường hợp cần thiết phải chui vào thì nhất thiết phải có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật.

Thợ máy không được tự ý ngừng máy khi khơng có lý do, khơng được giao cho người khác trong coi máy làm việc hay mở, đóng máy. Khi máy đang làm việc khơng được tháo dỡ hay sửa chữa các tấm chắn bảo vệ ở các bộ phận chuyển động.

c) Máy cấp liệu và sàng. Máy cấp liệu kiểu tấm gạt được bọc kín trong vỏ kim loại. Phía chất tải cho máy được treo những tấm chắn cao su để giảm lượng bụi bay vào khơng khí. Phần dỡ tải của máy được gắn kín với miệng nhận tải của máy đập và được trang bị các phương tiện chống bụi.

Đối với máy cấp liệu kiểu băng để vận tải vật liệu ẩm thì việc chống bụi không cần thiết. Các máy cấp liệu kiểu điện – chấn động, kiểu mâm, kiểu đĩa như thường lắp ở cửa xả của bunke có vỏ bọc kín.

Với các máy sàng đặt cố định thì 2 bên phải có thành chắn. Thành chắn phải đủ cao để vật liệu sàng khơng văng ra ngồi mặt bằng cơng tác. Sàng dùng để sàng vật liệu khơ phải có nắp đậy và các vòi phun nước để giảm bụi. Các sàng lắc, sàng rung, sàng ống phải có bộ phận bảo hiểm ở các phần quay, phần chuyển động của máy.

Ở phần dỡ tải của mặt sàng phải có thành chắn để khơng cho vật liệu tung tóe ra ngồi miệng tiếp nhận của máy đập. Các thành chắn này phải dễ tháo lắp để thuận lợi khi thay mặt sàng hoặc tiến hành các sửa chữa khác.

Khi đặt lị xo thanh treo giảm xóc của thân máy, phải có móc hoặc ống lót bảo hiểm để đề phòng thanh treo bị đứt. Trước khi cho sàng làm việc, cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng treo của thân máy, các khớp nối liên động với động cơ, tình trạng kẹp chặt của mặt sàng và đặc biệt phải chú ý tình trạng gá lắp các bộ phận có tải trọng khơng cân bằng.

Cấm bơi trơn các gối đỡ và siết chặt bulông trong khi máy sàng đang làm việc. Không để các dụng cụ, vật cứng trên vỏ máy hoặc khung giữa của máy sàng.

Bảng 15.7- Đặc tính kỹ thuật của tổ hợp đập sàng CM –739/CM –740 và CM –311/CM –312 Các chỉ tiêu CM–739/CM–740 Tổ hợp CM–311/ CM–312 CM – 739 CM – 740 CM – 311 CM - 312 Năng suất, m3/h 25 – 45 25 10 10 Kích thước đá vào max, mm 340 70 350  570 85 Kích thước sản phẩm cuối, mm 0-60 25 - 10, 10 – 3, 3 – 0 0 – 80 35 – 15, 15 – 5 Cơng suất tồn bộ động cơ, kW 61,2 38 38,7 30,2 Điện thế , V 380 380 380 380 Tốc độ di chuyển, km/h 20 20 20 20 Kích thước chung, mm 107003070 5140 11400 2930 4400 10730 2120 4700 12200 3200 2800 Khối lượng,T. 21,9 13,43 14,5 15,1

Câu hỏi ôn tập chương 15

1. Phân biệt nguyên lý làm việc của các thiết bị đập và nghiền đá! 2. Có mấy loại sàng và nguyên lý làm việc của chúng?

3. Có mấy sơ đồ sàng đập thường được sử dụng trên các mỏ đá? Điều kiện sử dụng của mỗi sơ đồ?

4. Loại máy đập nào thường được sử dụng ở giai đoạn đập sơ cấp? ở giai đoạn đập thứ cấp?

Chương 16

Một phần của tài liệu Bài giảng Các quá trình sản xuất mỏ lộ thiên: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 68 - 70)