Vận tải bằng máng trượt

Một phần của tài liệu Bài giảng Các quá trình sản xuất mỏ lộ thiên: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 36 - 38)

c) Các sơ đồ vận tải của ôtô trong mỏ

13.5. Vận tải bằng máng trượt

Vận tải bằng máng trượt là hình thức vận tải phụ để chuyển đất đá từ các tầng cao xuống mặt bằng xúc bốc nhờ trọng lượng bản thân của chúng. Đây là hình thức có thể áp dụng tốt cho các mỏ đá vôi khi khai thác các tầng cao và xúc chuyển bằng máy xúc, máy ủi hoặc máy chất tải. Máng có thể bằng gỗ, thép, bằng sắt tấm hoặc bằng đất đá tại chỗ san phẳng.

Máng dốc quá, cao quá thì động năng của các tảng đá rơi sẽ lớn làm chúng bị đập vỡ vụn, bị lăn ra quá xa hoặc bật ra khỏi máng. Có thể làm giảm độ dốc của máng bằng cách đặt các thanh chắn chéo nhau trong máng hoặc phân máng thành các đoạn gãy khúc (Hình 13.5-a) hoặc thay đổi độ dốc trên từng đoạn.

Để đảm bảo an toàn cho thiết bị làm việc ở bãi xúc chân máng, cần có hai máng : một máng cho máy xúc làm việc ở dưới, còn một máng để rót đá từ trên xuống, hai máng lần lượt thay nhau chức năng theo theo định kỳ hoạt động (Hình 13.5-b).

Thơng số cơ bản của máng là góc nghiêng  của máng. Khi tg > f (f - hệ số sức cản ma sát của máng) thì đá rơi trong máng có gia tốc khơng đổi:

a = g.(sin - f.cos) , m/s (13-27) Trong đó: g - gia tốc rơi tự do, g  10 m/s2.

Quỹ đạo chuyển động của đá trong máng phụ thuộc vào chiều cao H của máng cũng như vận tốc ban đầu vo và vận tốc cuối vc của chuyển động. Do vậy góc nghiêng của máng có thể xác định gần đúng theo biểu thức: min=arctg 2 c 2 o v v gH 2 gHf 2   , độ (13-28)

Theo kinh nghiệm thực tế, có thể lấy bằng  = arctgf + (23o).

Với máng khơng có lót thì có thể lấy f = 1,31,7; nếu máng có xây lót thì f = 0,71,3 khi vận tải đá. Chiều rộng máng trượt không được nhỏ hơn 3 lần kích thước của hịn đá lớn nhất trượt qua nó. Diện tích mặt cắt ngang xác định theo biểu thức:

Sm= m o.k v . 3600 Q , m2 (13-29)

Trong đó: Q - năng suất vận tải cần thiết của máng, m/h; km - hệ số sử dụng máng (hệ số chở đầy), thường km = 0,5.

a) b)

Hình 13.5. Sơ đồ vận tải máng trượt a) máng trượt gãy khúc; b) máng đổ trực tiếp 1 - thành chắn an toàn; 2 - hố chứa đá; 3 - máng trượt

Câu hỏi ôn tập chương 13

1. Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng của vận tải bằng băng tải? 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất băng tải?

3. Ưu điểm của băng tải ống so với băng tải phẳng? 4. Nguyên lý làm việc của băng tải ống?

5. Tại sao lại phải bố trí 2 máng rót đá? 6. Khi nào thì sử dụng máng trượt gãy khúc?

Chương 14

Một phần của tài liệu Bài giảng Các quá trình sản xuất mỏ lộ thiên: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)