c) Các sơ đồ vận tải của ôtô trong mỏ
VẬN TẢI BĂNG TẢI VÀ MÁNG TRƯỢT TRÊN MỎ LỘ THIÊN 13.1 Khái niệm về vận tải bằng băng tả
13.1. Khái niệm về vận tải bằng băng tải
Vận tải bằng băng tải (Hình 13.1) được dùng phổ biến trên các mỏ lộ thiên để chuyên chở khoáng sản về kho chứa, đất đá ra bãi thải. Để chất vật liệu chuyên chở lên băng tải phải có máy cấp liệu, máy chất tải hoặc máy xúc rót qua bunke hay phễu rót. Vật liệu chuyên chở phải đúng quy cỡ (tùy theo loại băng) nếu là đá thường phải qua khâu nghiền đập.
Băng tải có nhiều loại: băng cao su, băng cáp, băng xích, băng tấm,... nhưng phổ biến nhất là băng cao su.
Chiều rộng của băng từ 3503000 mm. Khả năng chuyên chở lên dốc của các loại băng bình thường từ 1618o, nếu có cấu tạo đặc biệt thì có thể hơn: 4550o. Bảng 14.8 giới thiệu các thông số làm việc lớn nhất của các loại băng.
Ưu điểm chính của vận tải bằng băng tải là:
- Cấu tạo đơn giản, bảo dưỡng dễ, kéo dài hay rút ngắn không phức tạp.
- Vận tải liên tục, năng suất cao, phối hợp dễ với thiết bị xúc bóc, đặc biệt là máy xúc nhiều gàu.
- Quy cách nhỏ, độ dốc vận tải lớn. - Vốn đầu tư ít, nhân viên phục vụ ít.
- Có thể tự động hố và thực hiện điều khiển từ xa. Nhược điểm là:
- Chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu;
- Vận chuyển đá cứng thì phải qua nghiền đập.
Hình 13.1. Vận tải đất đá bằng băng tải
Bảng 13.1. Các thông số làm việc lớn nhất của các loại vật liệu băng
Loại băng Năng suất, m3/h Tốc độ chuyển động, m/s Độ dốc cho phép, độ Chiều dài cho phép, m Độ cong ngang, độ Băng cao su Băng cáp Băng xích Băng tấm 1000020000 8001200 20003000 20002500 47 23 11.5 11.5 18 18 4550 4550 2000 4000 - - - - 60 40
Các bộ phận chủ yếu của băng là:
Băng: Bộ phận chủ yếu của băng tải, làm chức năng mang và chuyên chở vật liệu. Do
vậy băng phải có độ bền cao, chịu được mài mòn, chịu uốn tốt, nhẹ, chịu va đập, chống cháy, giữ được độ bền khi nhiệt độ thay đổi, không bị biến cứng,... Băng thường được chế tạo bằng cách ép nhiều lớp sợi vải (hoặc nilơng) dính chặt vào nhau, ở 2 mặt có phủ lớp cao su dày để bảo vệ tấm băng khỏi bị ẩm, chống các va đập cơ học trong quá trình làm việc.
Con lăn, giá đỡ con lăn và khung băng: Con lăn dùng để định dạng mặt băng, đỡ băng,
định hướng chuyển động của băng và giảm ma sát cho băng khi di chuyển trên khung. Giá đỡ con lăn gồm 2 loại: loại lắp trên khung cứng và loại giá treo con lăn. Khung băng được chế tạo bằng thép định hình, nối với nhau bằng các mối hàn hoặc bulông. Đối với các tuyến băng cố định, khung băng thường được đặt trên tà vẹt, đường băng có mái che. Đối với các tuyến băng di động, khung băng thường được chế tạo thành từng đoạn (blôc), di chuyển nhờ cần cẩu hoặc máy ủi kéo.
Trạm dẫn động: Trạm dẫn động gồm động cơ điện, hộp giảm tốc, khớp nối, tang dẫn
động và phanh hãm. Trạm dẫn động có thể có một tang quay, 2 tang quay và 3 tang quay tuỳ theo chiều dài và tải trọng của băng. Các tang quay có thể đặt gần nhau ở phía đầu băng hoặc ở 2 đầu băng. Mỗi tang quay có thể có một hoặc 2 động cơ dẫn động bố trí 2 bên tang.
Thiết bị kéo căng băng: nhằm khắc phục hiện tượng băng bị giãn và chùng trong quá
trình làm việc.
Cơ cấu hãm: Nhằm giữ cho băng đứng im khi không làm việc và dừng băng khi băng
gặp sự cố như đứt băng, quá tải,...Cơ cấu này có thể là phánh má, phanh đai, phanh điện từ, bánh răng cóc, ...
Thiết bị chất tải: Nhằm đảm bảo cung cấp đều đặn vật liệu cho băng, bảo vệ mặt băng
và không cho vật liệu rơi vãi ra ngồi; bao gồm các loại: phễu rót, máng, máy cấp liệu,...
Cơ cấu làm sạch băng: Nhằm làm sạch những hạt vật liệu bám dính trên băng, gồm các loại
như thanh gạt, chổi, con lăn, khí nén, sức nước, rung,...