Màu sắc và khả năng trang trí

Một phần của tài liệu Bài giảng Các quá trình sản xuất mỏ lộ thiên: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 72 - 74)

Là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng và giá trị của sản phẩm đá ốp lát. Vẻ đẹp của đá là vẻ đẹp khách quan, song chúng được nhìn nhận theo những quan niệm, thị hiếu và khiếu thẩm mỹ của từng người.

Với kỹ thuật mài và đánh bóng hiện nay, người ta có thể làm nổi bật tính tính trang trí đá dạng của đá ốp lát cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. Tuỳ thuộc vào sở thích thẩm mỹ, vị trí phơ bày mà bề mặt đá ốp lát được chải chuốt theo các mức độ khác nhau: mài bóng, làm mờ đục, sần sùi,...hoặc tạo vết vỡ, vết chẻ tự nhiên,...

Bảng 16.3- Một số chỉ tiêu cơ lý và chất lượng đá ốp lát nguồn gốc mama [1]

Lĩnh vực sử dụng Kháng nén, kg/cm2 Độ hút nước , % Hệ số hóa mềm Dung trọng, g/cm3 Hàm lượng SO3 Độ phóng xạ, R/h 1. Xây dựng dân dụng - Ốp tường ngoài, lát sàn,

bậc thang, lan can 1.000 1 0,8 2,5 1 50

- Ốp tường trong 700 1 0,7 2 1 50

2. Lát lề đường, hè

đường 1.000 1 0,8 2 1 50

3. Ốp cơng trình kỹ thuật 50

- Khí hậu khắc nghiệt 1.000 1 0,8 2 - -

- Khí hậu ơn hịa 1.000 1 0,8 2 - -

- Khí hậu êm dịu 1.000 1 0,8 2 - -

i. d) Các chỉ tiêu khác

Đá ốp lát vừa mang tính chất trang trí, vừa mang tính chất kiên cố bền vững trong lĩnh vực sử dụng (Bảng 16.3). Vì vậy, chất lượng của nó cịn phải đáp ứng một số chỉ tiêu riêng đặc trưng như dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, độ hút nước, hệ số hóa mềm, độ bóng, cường độ kháng nén, độ mài mòn, sức chịu nhiệt, độ dẫn điện, cường độ phóng xạ. Những chỉ tiêu này được thí nghiệm trong phịng.

Trong thực tế không nhất thiết lúc nào cũng cần phải nghiên cứu tất cả các chỉ tiêu trên, vì mỗi cơng trình có u cầu khác nhau. Ví dụ, đối với cơng trình thủy lợi địi hỏi đá phải đạt yêu cầu về mức độ chịu va đập, độ hút nước thấp, khả năng chống ăn mòn của nước cao; đối với cơng trình văn hóa, nghệ thuật địi hỏi đá phải có khả năng cho độ bóng cao, hoặc đá có khả năng cách âm, cách nhiệt…, ở những nhà máy lớn, địi hỏi phải có độ bền, chịu được axit, hoặc tính dẫn điện, dẫn nhiệt phải thấp,...

16.2. Các phương pháp bóc tách đá khối

16.2.1. Tách đá bằng phương pháp cưa cắt

Thiết bị dùng để cưa cắt đá bao gồm 04 loại: máy cưa đĩa, máy cưa trang bị dao phay vịng, máy cưa trang bị dao phay kiểu xích, và máy cưa cáp. Việc lựa chọn kiểu máy cưa đá phụ thuộc vào độ bền của đá, kích thước yêu cầu của sản phẩm, và công nghệ cắt đá đã chọn.

Công việc cưa đá bao gồm 03 thao tác chính: cắt theo mặt ngang, cắt theo mặt bằng dọc theo chiều dài của dải khấu, và cắt theo mặt đứng dọc hầu hết chiều dài dải khấu.

Sử dụng máy cắt đá cho phép cơ giới hóa tồn bộ khâu tách đá ra khỏi nguyên khối.

Hình 16.2- Sơ đồ cơng nghệ khi bóc tách đá khối bằng máy cưa cắt

Ở sơ đồ công nghệ này, mỗi tầng bao gồm lối vào 1, lối ra 2. Bản chất công nghệ như sau: lưỡi cắt thẳng đứng 2 cắt tầng (vng góc với diện cơng tác) thành từng khối có bề dày là l. Sau đó, lưỡi cắt 4 cắt tầng dọc theo tuyến công tác suốt chiều dài Lt. Cuối cùng khối đá được tách ra khỏi nguyên khối bằng những lưỡi cắt 5. Tùy theo loại máy cắt mà việc cắt đứng và ngang có thể được tiến hành song song hoặc nối tiếp. Chiều cao tầng cắt h = 0,413,0m.

Sau khi tách đá ra khỏi nguyên khối tiến hành bốc chất tải và vận chuyển sản phẩm; thu gom chất thải, và vận chuyển phế phẩm.

Sử dụng máy cắt đá để khai thác có ưu điểm là: kích thước khối và chất lượng đá đảm bảo, hệ số thu hồi cao. Song do yêu cầu vốn đầu tư lớn, cần có nguồn điện, khơng có hiệu quả khi khai thác đá cứng và có độ mài mịn lớn.

Q trình cắt đá từ ngun khối gồm có 3 cơng đoạn chính là:

- Cơng đoạn thứ nhất: tạo mạch cưa thẳng đứng vng góc với tuyến khai thác. Các mạch cưa này chia tuyến thành những phần bằng nhau, và bằng kích thước của khối đá thành phẩm.

- Cơng đoạn thứ hai: tạo mạch cưa ngang theo tồn bộ chiều dài của tầng.

- Công đoạn thứ ba: tạo mạch cưa thẳng đứng song song với tuyến khai thác, tách đá ra khỏi nguyên khối.

Việc tách đá ra khỏi nguyên khối có thể thực hiện bằng hai phương pháp sau:

- Phương pháp thứ nhất dùng một máy cắt hoàn thành lần lượt tất cả các mạch cưa ngang, đứng (đứng thẳng góc và đứng song song với tuyến tầng).

- Phương pháp thứ hai là cưa tất cả các mạch cưa bằng một tổ máy đặc biệt, trong đó mỗi máy chỉ hoàn thành một loại mạch cưa nhất định ( đứng dọc, đứng ngang, hoặc nằm ngang). Tất cả các máy của tổ máy đều được điều khiển thống nhất và chuyển động cùng một hướng.

Phương pháp thứ hai có hiệu quả hơn và có trình độ cơ giới hóa tồn bộ, tự động hóa cao.

Hiện nay, người ta sử dụng nhiều loại máy cắt đá khác nhau. Nó được phân loại theo dạng lưỡi cắt, lĩnh vực sử dụng, công dụng (cắt khối lớn hay khối nhỏ), và chiều cao tầng mà nó có thể cắt được.

a) Cưa đĩa

Dùng để cưa đá có độ bền nén nhỏ hơn 250 kg/cm2. Đĩa làm bằng thép carbon chất lượng cao hay thép hợp kim dày 1020mm. Trên vành đĩa lắp các răng bằng hợp kim cứng theo một, hai, hoặc ba hàng, tùy thuộc vào độ bền vững và cấu trúc của đá.

Hiện nay, người ta nghiên cứu cải tiến cưa đĩa, dùng các đầu segment có gắn những hạt kim cương gắn lên vành lưỡi cưa để cắt đá. Do đó, có thể cắt được các loại đá có độ cứng bất kỳ, khác với cưa đĩa truyền thống chỉ cắt được đá có độ cứng ≤ 250kg/cm2.

h = 0,5 (D – d), cm (16-1)

Trong đó: D là đường kính cưa đĩa, cm; d là đường kính mặt bích, cm.

Để tránh khỏi ma sát giữa mặt bích với đất đá cần lấy h = 0,4D, thường bằng 3050cm. Năng suất của máy cưa đĩa có thể đạt 420m3/h.

Ở Liên Xơ (trước đây) thường sử dụng các loại máy cưa đĩa: CM – 824, KM – 3A, KM – 4, KM – 6, CM – 826, BKM – 2.

Ưu điểm của cưa đĩa là nâng cao rõ rệt tỷ lệ thu hồi khối lên đến 90%, đá không bị vỡ vụn, chất lượng nguyên khối của đá được nâng cao rất nhiều, thứ phẩm, khói, bụi ít, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, cấu tạo đơn giản, vận hành chắc chắn, chiều dày mạch cưa nhỏ, có khả năng cơ giới hóa khâu tách đá nguyên liệu từ nguyên khối.

Nhược điểm là hệ số sử dụng đường kính nhỏ, do đó, để đạt u cầu kích thước block đá chuẩn thì địi hỏi đường kính đĩa lớn, máy cồng kềnh, địi hỏi lượng nước làm mát lớn, đây là điểm làm hạn chế phạm vi áp dụng của nó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Các quá trình sản xuất mỏ lộ thiên: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 72 - 74)