Tổ hợp máy đập sàng di động

Một phần của tài liệu Bài giảng Các quá trình sản xuất mỏ lộ thiên: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 63 - 65)

c) Các sơ đồ vận tải của ôtô trong mỏ

15.5. Tổ hợp máy đập sàng di động

Bộ đập sàng di động không chỉ dùng trên các cơng trường xây dựng đường sắt, đường ơtơ, cơng trình thủy lợi, … mà cịn dùng phổ biến ở các mỏ đá nhỏ và vừa. Nhờ sử dụng các bộ đập sàng di động đặt ngay ở mỏ mà khối lượng vận tải của mỏ giảm xuống một cách đáng kể, mỏ có đủ các loại sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của hộ tiêu thụ và rút ngắn được thời gian xây dựng cơ bản.

Bộ đập sàng di động gồm một hoặc một số tổ hợp máy tùy thuộc tính năng của máy sử dụng và sơ đồ công nghệ đập sàng của mỏ đã chọn. Bộ đập sàng di động có thể lắp trên bệ sắt bánh lốp, trên bệ ôtô hoặc xe lửa. Bộ dẫn động của máy có thể là động cơ đốt trong hay động cơ điện.

Vật liệu đưa vào máy đập qua bunke cấp liệu. Khi đá vào máy có cỡ hạt khơng lớn lắm thì máy đập được cung cấp vật liệu bằng máy cấp liệu kiểu máng. Nếu đá có cỡ hạt lớn thì dùng máy cấp liệu kiểu tấm. Máy cấp liệu đồng thời là đáy của bunke cấp liệu.

Khi sản xuất các loại đá dăm có độ cứng lớn người ta thường sử dụng máy đập má kiểu lắc phức tạp. Để sản xuất đá ít nhám (như đá vơi) có cường độ kháng nén tới 1500 kG/cm² thường dùng loại máy đập rơto là loại máy có hệ số nghiền cao, nhằm giảm bớt số lượng máy đập để bộ đập sàng đơn giản hơn. Giai đoạn đập thứ cấp thường dùng máy đập côn hoặc máy đập má. Có một số bộ đập sàng liên hợp thực hiện theo sơ đồ đập 3 giai đoạn. Các bộ máy này có cơng suất lớn nhưng cồng kềnh và nặng. Trên hầu hết các bộ máy đập sàng di động thường dùng máy sàng đá chấn động phẳng.

So với trạm đập sàng cố định cùng cỡ thì bộ đập sàng di động có giá đắt hơn 25 – 30%, kết cấu phức tạo hơn, sửa chữa vận hành khó khăn hơn, giá thành khâu đập sàng cao hơn, nhưng giảm được chi phí vận tải, thời gian xây dựng cở bản, chi phí các cơng trình phụ và sử dụng thuận lợi hơn.

Phân loại bộ đập sàng di động theo năng suất : loại nhỏ có năng suất tới 10 m³/h, loại trung bình có năng suất 10 – 50 m³/h và loại lớn năng suất trên 50 m³/h.

Ưu điểm của bộ đập sàng di động là linh hoạt trong sản xuất, có thể di chuyển dễ dàng theo gương công tác hoặc từ khu vực này sng khu vực khác, giẩm được chi phí vận chuyển đá thơ.

Hình 15.4 và 15.5 giới thiệu tổ hợp máy đập sàng CM-739 và tổ hợp máy đập sàng cấp hai CM-740 của bộ đập sàng liên hợp cỡ trung bình CM-739/740 có năng suất 25 m³/h thường gặp trên các mỏ đá vơi ở nước ta. Các đặc tính kỹ thuật của bộ liên hợp xem ở bảng 82.

Hình 15.4 - Tổ hợp máy đập sàng CM-739 1. Bun ke ; 2. Máy cấp liệu kiểu xích ; 3. Máy đập má; 4. Băng tải

Các bộ đập sàng liên hợp sử dụng phổ biến ở nước ta thường là cỡ nhỏ (năng suất 5 – 6 m³/h) và cỡ vừa (năng suất tới 40 m³/h) như C-349A, Д-562A, CM-311/CM-312, CM- 739/CM-740, CM-695, CM-8/CM-9, Д-153Б, ПДCY-75 của Liên Xô cũ ; MPV-4E, PV-6E, PV-4D, PV-5D, MPV-5D của CH Séc, A-4231, Krusort-421 của Ba Lan ; CM-6 của Rumani.

Tổ hợp đập sàng LT-105 của hãng Metso Minerals bao gồm một máy đập hàm và một máy sàng, có thể tháo rời dễ dàng để làm việc độc lập như một trạm đập hoặc sàng riêng lẻ.

1. Băng truyền cấp liệu ; 2. Máy sàng chấn động ngang ; 3. Bun ke chứa thành phẩm ; 4. Máy đập côn ; 5. Băng tải hồi liệu.

Một phần của tài liệu Bài giảng Các quá trình sản xuất mỏ lộ thiên: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)