Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mỹ phẩm của công ty TNHH thương mại và công nghệ tín đạt (Trang 55 - 56)

6. Kết cấu khóa luận

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

3.2.4. Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Mục tiêu chủ yếu của tiêu thụ sản phẩm là bán hết sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với doanh thu tối đa, chi phí cho hoạt động tiêu thụ tối thiểu. Tuy nhiên tốc độ tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Để thực hiện mục tiêu này việc xác định đúng hệ thống kênh tiêu thụ rất quan trọng và có ý nghĩa: Xác định đúng hệ thống kênh sẽ giúp cho Cơng ty kinh doanh có hiệu quả, bán được nhiều hàng hoá dịch vụ, phục vụ được nhu cầu nhiều người tiêu dùng, chiếm lĩnh được thị trường và ngược lại thị trường sẽ bị thu hẹp, không đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng, chi phí cao, doanh thu thấp,…

Hồn thiện mạng lưới tiêu thụ chính là việc thiết lập và sắp xếp lại hệ thống kênh phân phối, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Về mặt lý luận, để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ cần có hai chiến lược sau:

- Chiến lược đẩy: Bao gồm tất cả các hoạt động với mục đích đưa các sản phẩm vào chu trình tiêu thụ của giới thương nhân, làm tăng nhanh việc bán hàng bằng cách sử dụng các nhân viên bán hàng và kích thích khu vực bn bán để thúc đẩy hàng hố theo kênh lưu thơng hàng hố. Nói cách khác, chiến lược đẩy nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhờ các trung gian phân phối hoặc nhân viên bán hàng.

- Chiến lược kéo: Là chiến lược thu hút người tiêu dùng đến với hàng hoá. Thực hiện chiến lược này chủ yếu dựa vào việc giao tiếp khuếch trương nhằm kích thích và hình thành nhu cầu về phía người tiêu dùng.

Về nguyên tắc, chiến lược kéo có ưu điểm hơn nhiều so với chiến lược đẩy vì tạo cho doanh nghiệp sự độc lập tương đối với các đại lý bán lẻ, nhưng chính sách này thường địi hỏi phải có sự đầu tư lớn. Tuy nhiên, Công ty TNHH Thương Mại và Cơng Nghệ Tín Đạt với nguồn vốn đầu tư cho ngành nhập khẩu mỹ phẩm còn chưa thực sự ổn định , nên chiến lược đẩy là phù hợp với tình hình thực tế của cơng ty.

- Cơng ty cần cử người tới từng khách hàng tiềm năng để giới thiệu về sản phẩm và phải lưu ý đến các tính chất nổi bật của sản phẩm, đưa ra các ưu đãi, giảm giá cho khách hàng.

- Công ty cần từng bước đầu tư xây dựng mới các cửa hàng bán lẻ để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Trước mắt Cơng ty cần khảo sát, nghiên cứu tình hình phục vụ cho việc đầu tư xây dựng thêm các cửa bán lẻ ở những vị trí thiết yếu, có nhu cầu lớn về tiêu dùng mỹ phẩm.

- Mở rộng các điểm bán lẻ ở những cụm xã, khu vực đông dân cư bằng phương thức tuyển chọn và ký hợp đồng tiêu thụ với các tư thương có khả năng bán hàng nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.

- Thực hiện những yêu cầu của khách hàng về bao gói, vận chuyển hàng hóa, đảm bảo tsinh an tồn cho sản phẩm trong qua trình vận chuyển.

Các hoạt động của chiến lược này sẽ tác động rất nhiều đến mối quan hệ giữa Công ty và bên trung gian – thành phần vô cùng quan trọng trong việc lưu thông sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng. Thực hiện tốt giải pháp này, kết quả dự kiến sẽ đạt được: Thị phần tăng lên, Công ty chiếm lĩnh thị trường, đảm bảo sự vững chắc trong cạnh tranh, đáp ứng tốt mọi nhu cầu ngày càng cao cho sản xuất, an ninh quốc phòng và tiêu dùng xã hội,…

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mỹ phẩm của công ty TNHH thương mại và công nghệ tín đạt (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)