Cấu trúc của hệ thốn gy tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại sơn la (Trang 49 - 65)

Hình 1 : Khung nghiên cứu của luận án

Hình 1.3 Cấu trúc của hệ thốn gy tế

Theo đó, hiệu quả QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương được đo bằng các chỉ tiêu định lượng then chốt đó là:

Tổng số NLYT và tốc độ gia tăng số lượng NLYT-TĐC ở địa phương: Số NLYT/1 vạn dân (Health personnel density). Trong đó: Tử số là Tổng số NVYT làm việc tại các CSYT công và tư của một địa phương tại một thời điểm; Mẫu số là tổng dân số của địa phương tại thời điểm báo cáo; Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ bao phủ

Đầu ra/Mục tiêu

Nâng cao sức khỏe ( mức độ phục vụ)

vàcơng bằng) Tính đáp ứng

Bảo vệ người dân trước mọi rủi ro

Nâng cao hiệu quả Các dịch vụ được cung cấp Nhân lực y tế Thông tin Các sản phẩm DVYT Tài chính y tế Quản lý, điều hành Đầu vào Chất lượng An toàn Tiếp cận Độ bao phủ

của NLYT. Mặc dù khơng có "tiêu chuẩn vàng" để đánh giá và xác định tính đầy đủ của NLYT song theo Báo cáo của Tổ chức YT Thế giới năm 2006 ước tính những khu vực thiếu 23 BS, y tá và nữ hộ sinh trên 10.000 dân thường không thể đáp ứng các hoạt động CSSK ban đầu. Các chỉ tiêu liên quan khác được sử dụng bao gồm Tỉ lệ: BS/1 vạn dân; DS ĐH/1 vạn dân; ĐD/1 vạn dân; Tỉ lệ ĐD/BS. Các chỉ tiêu này không chỉ xem xét ở số tuyệt đối, mức độ tăng giảm mà cần đặt trong sự so sánh với mức bình quân chung của cả khu vực, cả nước. Đây là các chỉ tiêu thuộc yếu tố quan trọng khi đánh giá mục tiêu "Sự bao phủ" của NNLYT; Sự bao phủ về số lượng, chất lượng, t lệ phân bổ nhân lực và sự hỗ trợ của các nguồn lực khác.

Mức độ nâng cao hay gia tăng năng lực của NNLYT với các yếu tố cấu thành để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chất lượng DVYT ở địa phương và được đo

lường bằng: Trình độ ĐT của NNLYT được thể hiện qua bậc ĐT như số lượng và tốc độ tăng tỉ trọng NNLYT có trình độ cao đẳng; ĐH (BS CK1, BS CK2; BS, DS có trình độ Ths, TS); Thâm niên nghề nghiệp...; Y đức thể hiện ở: Thái độ tận tâm trong cung cấp DVYT; Tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ; Mức độ sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung; Tuân thủ k luật làm việc, quy định, quy chế của ngành và thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp...

Mức độ gia tăng tính hợp lý của từng loại NNLYT-TĐC trong tổng thể: Đây là

tiêu chí phản ánh sự thay đổi tỉ trọng NNLYT-TĐC một cách phù hợp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu CSSK nhân dân và mục tiêu phát triển của ngành YT địa phương. Mục tiêu này có thể được đo lường bằng việc thay đổi theo hướng đạt chuẩn dựa trên các quy định về t lệ theo các chỉ tiêu sau: Cơ cấu NNLYT-TĐC giữa các khối: nhân lực YTDP; Nhân lực KCB (lâm sàng, cận lâm sàng)...; Cơ cấu NNLYT- TĐC giữa các tuyến bao gồm: NLYT tuyến tỉnh, NLYT tuyến huyện, NLYT tuyến xã...; Cơ cấu NNLYT-TĐC giữa chức danh chủ chốt: BS; DS; ĐD; Hộ sinh... hay cơ cấu theo thâm niên công tác...

Các chỉ tiêu định tính phản ánh hiệu quả QLNN về PTNNLYT-TĐC của địa phương được kể đến đó là: (i) Sự thay đổi số lượng, cơ cấu, chất lượng NNLYT-TĐC phù hợp với chiến lược phát triển của ngành YT tỉnh Sơn La (ký hiệu HQ1); (ii) Mức độ cải thiện năng lực nghề nghiệp sau các chương trình PTNNLYT-TĐC của ngành YT Sơn La (ký hiệu HQ2); (iii) Mức độ cải thiện hiệu quả làm việc sau các chương trình PTNNLYT-TĐC tại ngành YT Sơn La (ký hiệu HQ3); (iv) Mức độ cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành YT Sơn La sau PTNNLYT –TĐC (ký hiệu HQ4).

1.2.3.3. Phù hợp

Tính phù hợp phản ánh mức độ tương thích với các điều kiện chủ quan và khách quan trong QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương, được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu đánh giá sau: (i) QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương phù hợp với

khung khổ CS, pháp luật về PTNNLYT-TĐC (ký hiệu PH1); (ii) QLNN về PTNNLYT- TĐC ở địa phương phù hợp với của các mục tiêu sử dụng NNLYT-TĐC (ký hiệu PH2); (iii) QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương phù hợp với chiến lược PTNNLYT-TĐC của quốc gia (ký hiệu PH3); (iv) Chiến lược, quy hoạch, CS PTNNLYT ở địa phương phù hợp với điều kiện KT-XH ở địa phương (ký hiệu PH4); (v) Chiến lược, quy hoạch, chính sách PTNNLYT ở địa phương phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội ở địa phương (ký hiệu PH5);

1.2.3.4. Bền vững

Tính bền vững phản ánh khả năng duy trì các chỉ tiêu hiệu quả của QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương.

Một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững đó là: (i) Chính sách PTNNLYT-TĐC địa phương có tính cạnh tranh tốt (ký hiệu BV1); (ii) Mức độ phù hợp về số lượng, cơ cấu NNLYT-TĐC với chiến lược phát triển bền vững ngành YT địa phương (ký hiệu BV2); (iii) Mức độ phù hợp và nâng cao về chất lượng NNLYT-TĐC với chiến lược phát triển bền vững ngành YT địa phương (ký hiệu BV3); (iv) Thanh tra, giám sát trong PTNNLYT-TĐC ở địa phương được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện sai sót và bất cập (ký hiệu BV4)

1.3. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phƣơng lực y tế trình độ cao ở địa phƣơng

Quản lý nhà nước về PTNNLYT-TĐC ở địa phương là hoạt động phức tạp, nhiều cấp, nhiều tuyến và đa ngành nên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các nghiên cứu của Gilles Dussault and Carl-Ardy Dubois, 2003; Buchan, J; Lê Hà Trang, 2019; Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2019; Nguyễn Hồng Anh, 2018; Phương Hữu Tùng, 2018; Kiều Quỳnh Anh, 2018; Ngô Nguyễn Hiệp Phước, 2018; Hoàng Minh Tuấn, 2018; Nguyễn Quốc Tuấn, 2015; Nguyễn Anh Tú, 2015; Nguyễn Xuân Phúc, 2012 chỉ ra rằng có hai nhóm nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào một số nhân tố cụ thể sau:

1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Điều kiện kinh tế ở địa phương

Điều kiện KT-XH ở địa phương là yếu tố đóng vai trị quan trọng trong việc định hướng nhu cầu NNLYT-TĐC. Điều kiện KT-XH là nhân tố được nhiều nghiên cứu về QLNN phân tích bởi bất cứ hoạt động QLNN nào đều chịu sự tác động của bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo đó, trong bối cảnh QLNN về một lĩnh vực ở một địa phương, khi xem xét tác động điều kiện kinh tế cần phân tích: (i) Tình hình tăng trưởng kinh tế ở địa phương (mã hóa ĐK1); (ii) Nguồn lực tài chính được xác định

giành cho lĩnh vực YT ở địa phương (mã hóa ĐK2); (iii) Tỉ trọng ngành dịch vụ ở địa phương tạo thuận lợi cho phát triển ngành YT (mã hóa ĐK3).

Hiệu quả phát triển KT-XH, chính sách về đầu tư tài chính của địa phương dành cho phát triển NNL đã tạo nền tảng vật chất quan trọng để đạt được những mục tiêu đề ra. Trên thực tế, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, Nhà nước có điều kiện đầu tư tài chính cao cho lĩnh vực NNL sẽ giải quyết tốt vấn đề giáo dục, ĐT NNL, các CS xã hội, do vậy chất lượng NNL cũng được nâng cao. Điều kiện KT-XH sẽ tạo ra những thuận lợi khi các chỉ số tăng trưởng có xu hướng gia tăng, cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ (trong đó có DVYT) chuyển dịch tốt, các t lệ lạm phát, t lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng CPI… nằm trong giới hạn cho phép, các CS kinh tế vĩ mô phù hợp... những tác động này là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động QLNN về CSSK và YT của địa phương nói chung và PTNNYT-TĐC nói riêng. Ngược lại, khi nền KT-XH không ổn định, t lệ lạm phát cao và tiếp tục có xu hướng tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh, các vấn đề và tệ nạn xã hội bùng phát sẽ gây khó khăn cho cơng tác QLNN về YT nói chung và QLNN về PTNNLYT-TĐC nói riêng. Trong bối cảnh ngành YT địa phương đang thiếu một số lượng lớn BS, DS thì địa phương nào có tiềm lực kinh tế tốt hơn sẽ có lợi thế trong việc thu hút NNLYT-TĐC đến cơng tác.

1.3.1.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội ở địa phương

Điều kiện xã hội địa phương với những biểu hiện cơ bản của quy mơ, chất lượng dân số; trình độ dân số đến tuổi lao động... có ảnh hưởng đến PTNNLYT-TĐC. Đặc biệt với những địa phương có điều kiện khó khăn, sẽ là khơng đơn giản khi thực hiện thu hút NNLYT-TĐC ở nơi khác đến thì nâng cao nhận thức, lựa chọn NNL tại địa phương là giải pháp then chốt trong PTNNLYT-TĐC. NNLYT tại địa phương có đặc điểm: am hiểu địa phương; gắn bó với q hương, gia đình, với nhân dân... là lợi thế khi đầu tư phát triển. PTNNLYT-TĐC ở địa phương có thể được triển khai dưới nhiều hình thức như: Cử tuyển, tuyển dụng (đối với NNL mới chưa tham gia ngành YT) và ĐT-BD nâng cao trình độ và liên tục (đối với NNL đang làm việc trong ngành YT). Nếu chất lượng dân số tốt, trình độ lao động địa phương cao thì thuận lợi lớn cho việc tìm kiếm, lựa chọn, thu hút NNL cho PTNNLYT-TĐC.

Những phong tục tập quán, truyền thống của địa phương có ảnh hưởng đến nhu cầu KCB và CSSK. Khi văn hóa địa phương cịn lạc hậu, hủ tục trong CSSK và KCB (Giàng chữa bệnh; thầy cúng, thầy mo chữa bệnh; hay chữa bệnh bằng hủ tục...) sẽ cản trở người dân sử dụng các DVYT khoa học, cản trở nhu cầu về NNLYT-TĐC và do đó ảnh đến QLNN về PTNNLYT-TĐC.

Như vậy có nghĩa là điều kiện văn hóa, xã hội địa phương cũng cần được xem xét trên các phương diện: (i) Đặc điểm văn hóa là rào cản cho PTNNLYT-TĐC (mã hóa ĐK4); (ii) Đặc điểm xã hội là rào cản đối với PTNNLYT-TĐC (mã hóa ĐK5);

1.3.1.3. Năng lực cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế ở địa phương

Chất lượng của cán bộ quản lý trong hệ thống QLNN về PTNNLYT có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN. Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, cán bộ quản lý ngày càng trở thành một lực lượng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của hệ thống QLNN và của hoạt động KT-XH của quốc gia đó. Vai trị của cán bộ quản lý được khẳng định bởi, trước tiên họ chính là người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, CS, thể chế và cơ chế quản lý PTNNLYT; Thêm nữa cán bộ quản lý cũng là người đưa đường lối, CS vào thực tiễn cuộc sống. Không những thế cán bộ quản lý cịn là người có khả năng hiện thực hóa các mục tiêu bằng việc lựa chọn các phương án tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực và kiểm sốt q trình đó. Cán bộ quản lý được ví như chiếc cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân và CSYT. Năng lực của cán bộ quản lý quyết định hiệu lực và hiệu quả của bộ máy QLNN về PTNNLYT-TĐC nói riêng. Đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế tri thức ảnh hưởng của cán bộ quản lý càng trở nên sâu sắc.

Các nghiên cứu về QLNN đều xem xét tác động của yếu tố năng lực cán bộ QLNN đến công tác QLNN chỉ ra rằng nếu cán bộ QLNN có: (i) Kiến thức đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ (mã hóa CB5); (ii) Kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ (mã hóa CB4); (iii) Phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ (mã hóa CB3); (iv) Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ (mã hóa CB1); (v) Thực hiện đúng quyền hạn (mã hóa CB2)... thì tác động tích cực đến công tác QLNN. Nếu cán bộ QLNN kém năng lực, thiếu tính thần trách nhiệm sẽ gây cản trở đến việc xây dựng CS. Để cán bộ quản lý về PTNNLYT ở địa phương được ĐT- BD nâng cao chun mơn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm thực tế thì trong q trình cơng tác và định kỳ phải được kiểm tra, đánh giá theo quy trình.

1.3.1.4. Điều kiện vật chất, trang thiết bị y tế địa phương

Đây chính là chỉ tiêu phản ánh số giường bệnh, phòng bệnh được đầu tư xây dựng; trang thiết bị YT được trang cấp gắn liền với trình độ ứng dụng khoa học cơng nghệ trong lĩnh vực YT ở địa phương. Đa số các nghiên cứu về QLNN đều chỉ ra sự ảnh hưởng của yếu tố trình độ phát triển khoa học công nghệ đến công tác QLNN; hiệu quả công tác QLNN chịu sự tác động lớn của điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc ứng dụng các thành tựu của khoa học cơng nghệ. Trong thời đại cơng nghệ 4.0 thì sự phát triển và phát triển bền vững của YT phụ thuộc vào việc nắm bắt và làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến để hoạt động nghề nghiệp có hiệu quả cao và khơng tụt hậu trong đó địi hỏi NNLYT phải thích ứng kịp thời để tồn tại.

Đối với lĩnh vực YT, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị được thể hiện qua các tiêu chí như: (i) Trang, thiết bị YT địa phương đáp ứng nhu cầu thiết yếu (mã hóa VC1); (ii) Cơ sở vật chất YT tuyến tỉnh tuyến huyện đạt tiêu chuẩn quy định (mã hóa

VC2); (iii) Cơ sở vật chất YT tuyến huyện đạt tiêu chuẩn quy định (mã hóa VC3); CSYT tuyến xã đạt tiêu chuẩn quy định (mã hóa VC4); (iv) Trang thiết bị tại các CSYT được kiểm chuẩn định kỳ (mã hóa VC5). Khi các tiêu chí này được đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DVYT phát triển, tay nghề chuyên môn của đội ngũ BS, DS có cơ hội để bộc lộ và phát huy, đồng thời cũng là động lực để NNLYT-TĐC nâng cao kiến thức, kỹ năng và đổi mới, sáng tạo, vượt khó để làm chủ khoa học, công nghệ, máy móc thiết bị trong quá trình hành nghề do đó có ảnh hưởng đến cơng tác QLNN về PTNNLYT-TĐC.

1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

1.3.2.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Xây dựng và ban hành những CS pháp luật về PTNNL nói chung và PTNNLYT-TĐC nói riêng là nhiệm vụ quan trọng ở cấp quốc gia, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương. Luật pháp, CS của nhà nước càng đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, minh bạch thì càng tạo ra động lực để thúc đẩy PTNNLYT-TĐC ở địa phương. Trong mỗi thời kỳ phát triển, để cụ thể hóa chiến lược PTNNL các quốc gia thực hiện hoạch định các CS/điều chỉnh pháp luật phù hợp với thực tế. Nếu luật pháp quốc gia có những quy định thiếu hợp lý, mâu thuẫn làm giảm đi tính hiệu lực, hiệu quả của QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương và hệ quả tất yếu là khả năng kích thích PTNNLYT-TĐC cũng giảm sút.

Chính sách, pháp luật của Nhà nước (ký hiệu: CS) với 5 biểu hiện bao gồm: CS thu hút, tuyển dụng, bố trí và sử dụng NNLYT-TĐC của trung ương có tính định hướng tốt (CS1); CS ĐT và bồi dưỡng NNLYT-TĐC của trung ương có tính định hướng tốt (CS2); CS đãi ngộ NNLYT-TĐC của trung ương có tính định hướng tốt (CS3); Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động PTNNLYT-TĐC thống nhất (CS4); Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động PTNNLYT-TĐC phù hợp với thông lệ quốc tế (CS5).

1.3.2.2. Chiến lược phát triển ngành y tế

Đối với ngành YT, chiến lược được phác thảo mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn chiến

lược và các định hướng chiến lược của ngành trong một thời kỳ hay giai đoạn phát triển, trong đó nội dung khơng thể thiếu đó là "định hướng PTNNLYT nói chung và PTNNLYT-TĐC nói riêng". Chiến lược phát triển ngành YT do người đứng đầu Chính phủ phê duyệt là kim chỉ nam cho ngành YT xây dựng chiến lược và CS PTNNLYT. Theo đó, các địa phương có chức năng, nhiệm vụ cụ thể hóa để thực thi trong quá trình thực hiện. Dẫn chiếu theo nghiên cứu của các tác giả thì chiến lược của ngành YT phải đảm bảo các yêu cầu: Được xây dựng và ban hành một cách rõ ràng định hướng tốt PTNNLYT địa phương; thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu và đường hướng phát triển của

ngành trong tương lai; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân về các dịch vụ KCB và được xây dựng trên cơ sở hệ thống thông tin đầy đủ, chặt chẽ, khách

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại sơn la (Trang 49 - 65)