Kết quả thu hút, tuyển dụng NNLYT trình độ cao tại Sơn La

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại sơn la (Trang 82 - 92)

Nguồn: Sở Y tế tỉnh Sơn La

Tỉnh Sơn La đã thành lập Ban chỉ đạo 1816 cấp tỉnh (Quyết định số 1322/QĐ- UBND ngày 19 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh) do đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, đồng chí Giám đốc Sở Y tế làm phó ban thường trực và các đơn vị YT tuyến huyện đã tham mưu với UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án 1816 đạt 100%. Ngày 11 tháng 01 năm 2017 UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 63/QĐ-UBND về việc thành lập ban chỉ đạo lĩnh vực YT thay thế cho Quyết định số 1322/QĐ-UBND. Sau đó triển khai quán triệt, phổ biến, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc cử cán bộ chuyên mơn ln phiên hỗ trợ tuyến dưới tới tồn thể cán bộ lãnh đạo các đơn vị, đồng thời chỉ đạo các đơn vị quán triệt về mục đích, ý nghĩa của đề án 1816 đến toàn thể cán bộ viên chức trong đơn vị. Hằng năm, Sở YT đã xây dựng kế hoạch về việc tăng cường cán bộ chuyên môn luân phiên từ các đơn vị YT tuyến trên về hỗ trợ các đơn vị YT tuyến dưới như: Kế hoạch số 26/KH-SYT ngày 02 tháng 4 năm 2009; Kế hoạch số 30/KH-SYT ngày 23 tháng 02 năm 2016; kế hoạch số 31/KH-SYT ngày 15 tháng 02 năm 2017 và chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể về việc cử/xin cán bộ đi luân phiên và nhu cầu nhận cán bộ luân phiên của tuyến trên theo quý để Sở YT xem xét ra Quyết định cử cán bộ luân phiên hỗ trợ. Phương thức chỉ đạo đã gắn kết đươc chuyên mơn giữa các tuyến góp phần nâng cao chất lượng KCB tại tuyến huyện; Các BV tuyến huyện tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ chuyên mơn cho các trạm YT xã.

Ví dụ như, BV ĐK Mộc Châu cử 2 BS luân phiên hỗ trợ chuyên môn tại 2 trạm YT xã Quy Hướng và Mường Sang. Đây là 2 xã chưa có BS, đặc biệt xã Quy Hướng cách trung tâm huyện 50km, điều kiện KT-XH khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất,

72 88 65 84 71 32 36 44 2 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số NNLYT TĐC đƣợc TD Số lƣợng BS đƣợc TD Số lƣợng DSĐH đƣợc TD

trang thiết bị, trình độ dân trí thấp. Việc đưa BS trẻ có tay nghề cao về hỗ trợ chuyên mơn tại các vùng khó khăn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ CBYT ở cơ sở, nâng chất lượng KCB cho nhân dân địa phương, đồng thời góp phần giảm tải cho BV tuyến trên. BS Vi Hồng Kỳ, Giám đốc BV Mộc Châu, cho biết "Trước đây ở các trạm YT, BS

chỉ lo cơng tác phịng, chống dịch mà thiếu BS KCB cho dân, cộng thêm đặc thù địa hình chia cắt, việc di chuyển bệnh nhân lên BV huyện rất mất thời gian, đơi khi vơ tình làm mất đi cơ hội của bệnh nhân được tiếp xúc sớm với các DVYT cần thiết. Bởi vậy, việc cải thiện chất lượng trạm YT, đẩy mạnh nhân lực y BS về tuyến dưới để tạo niềm tin cho người dân cũng là giúp giảm tải tuyến trên một cách hiệu quả".

Kết quả triển khai đề án 1816 tại tỉnh Sơn La đã tạo ra NNLYT có năng lực chuyên môn cho tuyến tỉnh, huyện, xã (xem Biểu đồ 2.2 và chi tiết tại Phụ lục 4):

Tuyến trung ương về hỗ trợ cho địa phương (giai đoạn 2014- 2019 là 38 người); thời gian hỗ trợ là 519 ngày; số đơn vị được hỗ trợ là 23; số kỹ thuật được chuyển giao là 101 với 9 lớp tập huấn và 127 lượt CBYT được đào tạo; Luân phiên hỗ trợ BV tuyến huyện 24 NNLYT (từ 2009-2014, từ giai đoạn 2014 khơng cịn) thời gian hỗ trợ là 168 ngày; số đơn vị được hỗ trợ là 18; số kỹ thuật được chuyển giao là 06 với 46 lớp tập huấn và 1855 lượt CBYT được đào tạo. Về KCB tại xã 60 NNLYT (giai đoạn 2014-2019 là 52 người); thời gian hỗ trợ là 445 ngày; số đơn vị được hỗ trợ là 219; số kỹ thuật được chuyển giao là 122 với 36 lớp tập huấn và 648 lượt CBYT được đào tạo;

Biểu đồ 2.2: Tình hình NNLYT tham gia dự án 1816 tại Sơn La

Nguồn: Sở YT tỉnh Sơn La

Thực tế cho thấy, các BS tuyến dưới được chuyên gia ở tuyến trên "cầm tay chỉ việc", cho nên trình độ tay nghề được nâng lên rõ rệt. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB, Bộ YT nhấn mạnh: “Việc chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên

về tuyến dưới phải chuyên sâu, tránh tình trạng nửa vời khiến tuyến trên vẫn quá tải mà tuyến dưới cũng không thay đổi đột phá”.

36 2 12 5 13 6 24 8 4 14 10 6 16 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2009 - 2013 2014 2015 2016 2017 2018 NNLYT TW luân phiên NNLYT luân phiên hỗ trợ BV tuyến huyện NNLYT về khám chữa bệnh tại xã

Ngoài ra, là một mắt xích của Dự án 585 tỉnh Sơn La cũng đã được bổ sung thêm hơn chục bác sĩ trẻ tình nguyện về cơng tác tại các huyện nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (như huyện: Phù Yên; Sốp Cộp, Mường La, Vân Hồ, Bắc Yên...). Theo đó, dự án này lựa chọn 354 sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tại trường ĐH Y Hà Nội (213 sinh viên); Trường ĐH Y - Dược Huế (61 sinh viên) và Trường ĐH Y-Dược Hải Phòng (80 sinh viên) tình nguyện tham gia dự án, sau đó tiếp tục được ĐT bài bản CKI cùng với chứng chỉ hành nghề ở 11 chuyên ngành (Nội; Ngoại; Sản; Nhi; Chẩn đốn hình ảnh; Xét nghiệm; Gây mê hồi sức; Hồi sức cấp cứu; Truyền nhiễm; Răng hàm mặt và Y học cổ truyền) trong thời gian 24 tháng tương ứng với 15 khóa đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, các BSCKI sẽ công tác 03 năm đối với nam và 02 năm đối với nữ tại các huyện nghèo đã đăng ký tình nguyện. Sau thời hạn đó, họ sẽ tiếp tục làm việc tại các BV trực thuộc Bộ YT, nơi họ đã được xét tuyển đặc cách vào làm việc trước khi đi cơng tác tại các vùng khó khăn, riêng đối với các BS được các huyện nghèo cử đi ĐT sẽ công tác lâu dài tại BV/TTYT huyện nghèo. Trong số 8 khóa đã tốt nghiệp thuộc dự án 585 với 151 BS tình nguyện tính đến tháng 02 năm 2020 có tới 07 khóa các huyện nghèo của tỉnh Sơn La nhận được BS trẻ tình nguyện cơng tác (xem Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Kết quả thực hiện dự án 585 của Bộ YT đến năm 2020 Khóa Khóa đào tạo Số BS tốt nghiệp Thời điểm

tốt nghiệp Địa phƣơng nhận bác sĩ

I 07 28/06/2017 Lào Cai, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La

II 07

09/01/2018 Cao Bằng (2), Lai Châu (2), Hà Giang (2), Điện Biên (1).

III 14

18/12/2018 Cao Bằng, Nghệ An, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang,

Quảng Bình, Yên Bái

IV 24

15/04/2019 Điện Biên, Lào Cai, Bắc Kạn, Sơn La, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai.

V 25

24/09/2019 Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Nghệ An

VI 27

17/10/2019 Điện Biên, Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam. Quảng Ngãi

VII 19

30/12/2019 Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An, Bắc Giang, Hà Giang,

Bắc Kạn, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai

VIII 28

20/02/2020 Cao Bằng, Điện Biên, Hịa Bình, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Bình, Sơn La, Tuyên Quang

Dự án 585, là giải pháp đột phá thu hút, bố trí và sử dụng NNLYT BS trình độ cao đáp ứng đủ số lượng NNL CSSK nhân dân ở địa phương. Qua đó tạo cơ hội cho đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn được tiếp cận các DVYT có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị khơng cần thiết, góp phần giảm tải ở các BV tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội… Khởi động từ năm 2013 đến nay, các BS trẻ chuyên ngành Nhi đã thực hiện được 31 kỹ thuật (trong đó kỹ thuật cao nhất là chọc não tủy và nuôi dưỡng tĩnh mạch sơ sinh); chun ngành Chẩn đốn hình ảnh đã làm được 62 kỹ thuật (trong đó kỹ thuật cao nhất là siêu âm Doppler chẩn đoán bệnh lý mạch máu). Các BS trẻ tham gia dự án 585 ở tỉnh Sơn La cũng đã rất tích cực, như đánh giá của ông Phạm Văn Tác - Vụ trưởng vụ Khoa học và Công nghệ, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ YT, giám đốc dự án 585: "Các BS trẻ được cấp ủy lãnh đạo UBND huyện,

BV huyện tin tưởng, đồng nghiệp ngưỡng mộ, người dân tin yêu, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, từ đó họ đến BV nhiều hơn trước, số lượng chuyển tuyến giảm".

Như vậy, mặc dù đã có kết quả cụ thể, nhưng cơng tác thu hút, tuyển dụng, bố trí và sử dụng NNLYT-TĐC, tỉnh Sơn La vẫn còn những bất cập, cụ thể: Số lượng NNLYT-TĐC được thu hút, tuyển dụng mới còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Công tác tuyển dụng được thực hiện công khai, song tiêu chuẩn tuyển dụng vẫn còn nặng nề về bằng cấp, hình thức thi tuyển vẫn chưa được đổi mới, vẫn chỉ căn cứ vào những tiêu thức định tính chung. Cơng tác bố trí, sử dụng NNLYT-TĐC cịn chưa năng động, mặc dù có chuyển biến nhưng chủ yếu từ các dự án của Bộ YT, còn tại địa phương cơ cấu NNLYT-TĐC còn bất hợp lý ở nhiều phương diện... Nguyên nhân của hạn chế này là do thu nhập bình qn của BS, DS cịn thấp, chế độ đãi ngộ của tỉnh chưa được hấp dẫn so với các địa phương khác. Vì vậy, tỉnh Sơn La cần xem xét để trong giai đoạn tới cần có những điều chỉnh thích hợp trong thu hút NNLYT-TĐC.

b2. Tình hình thực hiện chính sách ĐT-BD NNLYT-TĐC:

Trong các CS của Tỉnh Sơn La, việc ĐT-BD NNLYT được xác định nhằm mục tiêu hình thành, phát triển và sử dụng tối đa năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân được thu hút vào làm việc trong các CSYT công lập của tỉnh Sơn La, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ BS, DS phục vụ sự nghiệp CSSK trên địa bàn tỉnh. Đối với NNLYT nhằm tăng cường BS, DS làm việc ở tuyến YTCS, Tỉnh đã lựa chọn đối tượng phù hợp với chủ trương của Bộ YT thực hiện ĐT mới, ĐT nâng cao trình độ và ĐT liên tục cập nhật kiến thức (xem phụ lục 5).

Đối tượng ĐT-BD NNLYT-TĐC của tỉnh Sơn La có sự mở rộng, cơ hội phát

triển chuyên môn nghề nghiệp là dành cho mọi đối tượng là người dân địa phương cũng như cán bộ trong các CSYT cơng lập, góp phần kích thích tinh thần làm việc

hăng say, sáng tạo và học tập phấn đấu khơng ngừng vì sự phát triển chung của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng đội ngũ NL YTCS đang công tác tại trạm YT xã, DS trung cấp đang công tác tại CSYT tuyến xã, huyện được ĐT lên bậc ĐH để sau khi tốt nghiệp trở về địa phương nơi đã cử đi học tiếp tục làm việc tốt hơn.

Nội dung ĐT-BD NNLYT-TĐC: Tỉnh Sơn La đã và đang thực hiện việc ĐT-BD

NNLYT tế theo hướng ĐT cơ bản và ĐT chuyên sâu về chuyên môn y khoa, đây là cách làm phổ biến trên thế giới hiện nay khi thực hiện CS về NL; ĐT-BD về QLNN, quản lý bệnh viện, tin học, ngoại ngữ, an ninh quốc phịng... cho những đối tượng phù hợp.

Hình thức ĐT-BD NNLYT-TĐC: Bao gồm các hình thức cử tuyển, thi tuyển

(tuyển sinh theo địa chỉ, tuyển sinh bình thường). Trong 10 năm triển khai CS ĐT-BD NNLYT, tỉnh Sơn La đã lựa chọn và duy trì cách thức cử đi ĐT tập trung, hệ chính quy tại các cơ sở ĐT cơng lập uy tín cả trong và ngoài nước. Với cách làm trên, mặc dù mất nhiều thời gian cũng như kinh phí song việc ĐT và PTNNLYT của tỉnh Sơn La được tiến hành một cách bài bản. Với mục tiêu trên, giai đoạn 2014-2019, tỉnh Sơn La đã chi hơn 15 t đồng ngân sách nhà nước để các đối tượng CS đi ĐT bậc ĐH và sau ĐH tại các cơ sở ĐT uy tín cả trong và ngồi nước. Trong 5 năm vừa qua Sơn La đã tổ chức hoạt động ĐT-BD NNLYT-TĐC với sự góp sức của các hình thức sau:

- Đào tạo mới: Tính đến ngày 01 tháng 5 năm 2017, UBND tỉnh Sơn La đã xét cử

1.763 người đi ĐT theo chế độ cử tuyển, trong đó: đã ra trường 1.636 người; đã được tuyển dụng 1054 người (305 trình độ ĐH, 465 trình độ CĐ, 284 trình độ trung cấp); số cử tuyển được tuyển dụng sau Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh đến 01 tháng 5 năm 2017: 79 người (ĐH: 24; cao đẳng: 54; trung cấp: 01), tăng 79 người; chưa được tuyển dụng 582 người (305 trình độ ĐH, 195 trình độ cao đẳng, 82 trình độ trung cấp) vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị. Hiện chưa ra trường: 118 sinh viên (115 ĐH, 03 cao đẳng).

Theo Sở Nội Vụ, tỉnh Sơn La đã cử tuyển 191 người đi học tại 17 cơ sở giáo dục ĐH từ năm 2006 đến năm 2013, trong đó NNLYT được cử đi học tại các trường: ĐH Y - Dược Thái Nguyên; ĐH Dược Hà Nội; ĐH Dược Thái Bình và ĐH Kỹ thuật YT Hải Dương với số lượng cử đi là 46 người (tương ứng 24,08%), đây là tỉ lệ khá lớn. Trong đó, trường ĐH Y-Dược Thái Nguyên: 30 sinh viên (trong đó, cử đi học năm 2012 có 12 sinh viên, năm 2011 có 09 sinh viên; năm 2010 có 03 sinh viên; năm 2009 có 03 sinh viên; cử đi học năm 2008 có 03 sinh viên); Trường ĐH Dược Hà Nội: 07 sinh viên (trong đó cử đi học: năm 2012 có 03 sinh viên; năm 2011 có 01 sinh viên; năm 2009 có 02 sinh viên; năm 2008 có 01 sinh viên); Trường ĐH Dược Thái Bình: 05 sinh viên (trong đó, cử đi học năm 2012 có 03 sinh viên; năm 2011 có 02 sinh viên); Trường ĐH Kỹ thuật YT Hải Dương: 04 sinh viên (trong đó, cử đi học năm 2012 có 04 sinh viên) (xem phụ lục 6). Phần lớn sinh viên học hệ cử tuyển theo học tại 17 trường ĐH đều nỗ lực trong học tập, tuy

nhiên do năng lực đầu vào hạn chế nên mặc dù các em có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, chấp hành nghiêm nội quy của trường, lớp nhưng chỉ có một số ít sinh viên cử tuyển có kết quả học tập khá, ngang bằng với sinh viên học hệ khác tại trường còn phần lớn các em cũng khó khăn. Những hạn chế cơ bản của ĐT cử tuyển NNLYT- TĐC được xác định đó là: Sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục có học sinh cử tuyển với tỉnh chưa đồng bộ và chặt chẽ; Chất lượng đầu vào của học sinh cử tuyển thấp, do đó khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh chậm, kết quả học tập chủ yếu chỉ đạt trung bình, khơng ít sinh viên cử tuyển gặp khó khăn trong ĐT theo tín chỉ, kết quả học tập kém phải thi lại nhiều lần; Có cơ sở giáo dục chuẩn bị hợp đồng ĐT còn chậm dẫn đến việc chuyển kinh phí cho học sinh gặp khó khăn; Việc chi trả học bổng CS cho học sinh cử tuyển theo Thông tư Liên tịch số 14/2016/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính cịn bất cập, khó khăn cho cơ quan thực hiện và đối tượng hưởng CS.

Đào tạo nâng cao trình độ: Trong đó ĐT theo địa chỉ là hình thức ĐT dựa theo

hợp đồng thỏa thuận giữa nhà trường và đơn vị có nhu cầu sử dụng NL, trong đó đơn vị có nhu cầu sử dụng NL phải cam kết sẽ tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp về làm việc tại đơn vị. Tuyển sinh ĐT theo địa chỉ phải đăng ký với Bộ GD&ĐT và chỉ được triển khai tuyển sinh ĐT theo địa chỉ sau khi có ý kiến phê duyệt chính thức của Bộ GD&ĐT. Trong 5 năm qua, tỉnh Sơn La riêng với chức danh BS, DS đã cử cán bộ, viên chức đi học tập nâng cao trình độ bậc TS, BSCKI; ThS và BS CKII ( hệ ĐT chính quy, hệ vừa làm vừa học ) (xem Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Thực trạng ĐT-BD NNLYT-TĐC tại Sơn La ST ST

T

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại sơn la (Trang 82 - 92)