PTNNLYT trình độ cao từ dự án 585 ở BVĐK Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại sơn la (Trang 144 - 145)

Bác sĩ CKI Phùng Đức Sơn, sinh năm 1990 quê tại Chương Mỹ, Hà Nội đã khăn gói lên Sơn La gần 3 năm để tham gia dự án BS về huyện nghèo. Tốt nghiệp loại khá tại ĐH Y Thái Bình chuyên ngành BS ĐK năm 2014, Sơn đã đăng kí và trở thành một trong 07 BS đầu tiên tham gia dự án 585. Sau khi tham gia dự án Sơn đã được tuyển dụng thành viên chức của BV Nhi Trung ương, được cử đi học lớp BS CKI chuyên ngành Nhi khoa của dự án tại Trường ĐH Y Hà Nội với thời gian 24 tháng, tốt nghiệp tháng 6 năm 2017.

Nơi BS Sơn nhận nhiệm vụ là BV ĐK huyện Sốp Cộp - một huyện miền núi có nhiều xã nghèo nhất tỉnh Sơn La, điều kiện KT-XH rất khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Mông, Khơ Mú... sinh sống. Đây là BVĐK tuyến huyện có nhiệm vụ KCB cho bà con nhân dân trong huyện và một số nhân dân nước bạn Lào với trang thiết bị YT chưa được đầy đủ, số lượng các BS còn thiếu, đặc biệt Khoa Nội - Nhi - Hồi sức, nơi Sơn được phân cơng làm việc khi đó chưa có BS chun khoa nhi. Làm quen với mơi trường sống, làm việc mới, nhiều thách thức, nhưng với tình yêu nghề, hết lịng vì người bệnh BS Sơn đã từng bước vượt qua tất cả. Được sắp xếp nơi ở ngay trong BV, ngồi giờ hành chính, BS Sơn đảm nhiệm luôn công tác trực thường trú, hỗ trợ chuyên môn 24/24 giờ, sẵn sàng tham gia điều trị, cấp cứu bệnh nhân. Khơng chỉ có vậy, hơn 2 năm ở rẻo cao Tây Bắc, BS Sơn đã góp phần quan trọng vào việc PTNNLYT CK Nhi ở BV Sốp Cộp và YTCS trên địa bàn bằng các hoạt động như:

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn chia sẻ kiến thức với các đồng nghiệp tại khoa Nội - Nhi - Hồi sức;

- Cùng tham gia và hướng dẫn các BS tại BV thực hiện các kĩ thuật mới qua những lần hội chẩn phương án điều trị cho bệnh nhân các trường hợp: thiết lập đường truyền trong xương khi cấp cứu, đặt nội khí quản ở trẻ em; cấp cứu trẻ sơ sinh tại phịng đẻ, giảm tình trạng tử vong trẻ sau sinh. Trong đó, đã cấp cứu bệnh nhân ngừng thở do rắn cạp nia cắn; bệnh nhân sốc mất máu nặng, vỡ gan, thận do tai nạn sinh hoạt; đặc biệt là cấp cứu thành công ca sơ sinh đẻ ngạt, ngừng tim... hộ tống chuyển viện bệnh nhân an toàn.

- Tham gia và hướng dẫn khám bệnh tình nguyện cho nhân dân trên địa bàn. Năm 2018, BS Sơn tham gia phòng chống dịch sởi bùng phát trên địa bàn, hướng dẫn các BS tại TYT xã phát hiện và điều trị bệnh ngay tại trạm hạn chế lây lan dịch bệnh; chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Năm 2019, phát hiện những bệnh nhân bị bệnh ho gà đầu tiên từ đó có phương hướng cách ly và điều trị.

Với niềm đam mê và năng lực của mình, sự có mặt của BS Sơn trong 3 năm tham gia dự án 585 chắc chắn góp phần mang đến niềm tin tưởng cho bệnh nhi hồn cảnh khó khăn và tạo nền tảng để PTNNLYT-TĐC ở chuyên khoa Nhi BV ĐK huyện Sốp Cộp.

Nguồn: P.Thúy (2020) (https://baomoi.com/bac-si-tre-bo-pho-len-rung-di-xa-moi-thay- tet-muon-tro-ve/c/33665813.epi)

Ba là, tăng cường và tiếp thu các giá trị từ Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân

phiên từ BV tuyến trên về hỗ trợ BV tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng KCB” theo Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ YT. Thời gian luân phiên do đơn vị cử cán bộ quyết định nhưng tối thiểu 3 tháng/1 đợt. Một BV tuyến trên có thể hỗ trợ một hoặc nhiều BV tuyến dưới, một BV tuyến dưới có thể nhận hỗ trợ một/nhiều BV tuyến trên. Đối với BVĐK: 01 cán bộ/50 giường bệnh, BV chuyên khoa: 1 cán bộ/30 giường bệnh. Sở YT tỉnh Sơn La tham gia phối hợp với các

đơn vị đầu ngành chỉ đạo tuyến. Các BV tuyến tỉnh của Sơn La đã nhận được sự hỗ trợ chun mơn tích cực của các BV tuyến Trung ương. Ở phương diện ĐT-BD NNLYT- TĐC, đề án 1816 góp phần ĐT cán bộ tại chỗ, nâng cao tay nghề cho cán bộ các BV vệ tinh tuyến dưới thơng qua chuyển giao cơng nghệ, các gói kỹ thuật từ các BV hạt nhân. Thông qua việc tham vấn từ xa của các chuyên gia đầu ngành tại trung ương đối với các bệnh nhân nặng để có phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân thì các BS của BV vệ tinh cũng thường xuyên cập nhật được kiến thức mới. (xem Hộp 3.3).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại sơn la (Trang 144 - 145)