Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại sơn la (Trang 28)

Nghiên cứu sinh lựa chọn phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên các hiện tượng khách quan và quy luật kinh tế làm phương pháp luận và được áp dụng xuyên suốt trong nghiên cứu; (i) Với phép duy vật biện chứng NCS khái quát được một cách đúng đắn những đặc trưng, bản chất sâu sắc nhất của QLNN về PTNNLYT ở địa phương đồng thời chỉ ra được những nguyên tắc xuất phát chung nhằm làm phương hướng đúng đắn để xác định định hướng phát triển; (ii) Với phương pháp duy vật lịch sử, NCS đi đánh giá kết quả đạt được trong thực tế cả quá trình so sánh với định hướng, chỉ tiêu đề ra đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục hay hồn thiện vấn đề nghiên cứu. Nguồn thơng tin, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án bao gồm tất cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại dữ liệu, NCS lại có phương pháp thu thập riêng để có được nguồn dữ liệu trung thực, đáng tin cậy nhất phục vụ việc phân tích thực trạng QLNN về PTNNLYT -TĐC của ngành YT Tỉnh Sơn La.

5.1. Phương pháp thu thập thông tin

5.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Được áp dụng để thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan Bộ YT; Sở YT, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La, một số BV hay CSYT các tuyến thuộc Tỉnh Sơn La, các báo cáo tổng kết nhiệm vụ chuyên môn, số liệu tổng kết của các hội nghị khoa học, tạp chí liên quan đến NNLYT-TĐC thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.

5.1.2. Phương pháp nghiên cứu tình huống

Được thực hiện tại BV ĐK tỉnh Sơn La và BV ĐK huyện Thuận Châu là hai BV được sử dụng minh họa cho những đánh giá CSYT tuyến tỉnh và tuyến huyện.

5.1.3. Phương pháp chuyên gia

Đề tài tham khảo và sử dụng ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực YT; Ý kiến của các chuyên gia được lấy trực tiếp qua phỏng vấn hay qua các buổi hội thảo,

tọa đàm chuyên đề; NCS trao đổi trực tiếp để xin ý kiến đóng góp. Các chuyên gia được xin ý kiến thuộc các lĩnh vực: Hiệu trưởng cơ sở đào tạo NNLYT; Cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, Cục thuộc Bộ YT; Lãnh đạo Sở YT Sơn La; Lãnh đạo BV tuyến tỉnh, lãnh đạo BV tuyến huyện thuộc ngành YT tỉnh Sơn La.

5.1.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

Trên cơ sở tổng quan tài liệu và thực hiện nghiên cứu sơ bộ QLNN về PTNNLYT- TĐC ở địa phương, NCS thực hiện phỏng vấn sâu với 08 đại diện là các chuyên gia được xác định tại mục 5.1.3 nhằm hiệu chỉnh, sàng lọc, loại bỏ các biểu hiện thuộc các nhận định để xây dựng câu hỏi khảo sát và bổ sung một số thông tin chi tiết về QLNN về PTNNLYT-TĐC tỉnh Sơn La (thông tin cụ thể xem Phụ lục 2). Các chuyên gia được NCS phỏng vấn gồm: (1) TS. Phạm Văn Tác - Cục trưởng Cục khoa học công nghệ và ĐT, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ YT; (2) Ths. Lê Lan Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ YT; (3) Ths. Nguyễn Kim An - Giám đốc Sở YT tỉnh Sơn La; (4) Ths. Trần Thanh Bình - Phó giám đốc Sở YT tỉnh Sơn La, nguyên Giám đốc BV ĐK huyện Thuận Châu; (5) Ths. Đỗ Xuân Thụ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc BV ĐK tỉnh Sơn La; (6) TS. Lê Anh Tuân - Hiệu trưởng Trường CĐ YT Sơn La; (7) PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng trường ĐH Y Thái Nguyên; (8) Ths Mai Lan Hương - Chủ tịch cơng đồn, Phó giám đốc BV ĐK tỉnh Sơn La, Phó hiệu trưởng Trường CĐ YT Sơn La.

5.1.5. Phương pháp khảo sát điều tra

Về nội dung khảo sát: Tìm hiểu thực trạng NNLYT-TĐC, QLNN về

PTNNLYT-TĐC, tiêu chí đánh giá QLNN về PTNNLYT-TĐC.

Bảng 1: Mô tả mẫu khảo sát điều tra

STT Tiêu chí

phân loại Đối tƣợng Số lƣợng

(ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Thâm niên Dưới 5 năm 142 26,84 Từ 5 - dưới 10 năm 150 28,36 Từ 10 - dưới 15 năm 75 14,18 Từ 15 - dưới 20 năm 85 16,07 Từ 20 năm trở lên 77 14,55 2 Giới tính Nam 293 55,38 Nữ 236 44,61 3 Trình độ ĐH, CĐ, sau ĐH Cao đẳng 47 8,88 Đại học 364 68,81 Trên đại học (CK1, CK2, TS, Ths) 118 22,31 4 Vị trí Cán bộ Sở YT 43 8,13 Cán bộ quản lý tại các BV 78 14,75 CBYT tại các BV 339 64,08 Cán bộ hành chính tại BV 69 13,04

Bản hỏi gồm 18 câu, đa số các câu hỏi là câu trần thuật. Bản hỏi để khảo sát được thiết kế gồm 2 phần, Phần 1: Thông tin chung về CSYT và người trả lời (từ câu 1 đến 9); Phần 2: Thực trạng QLNN về PTNNLYT-TĐC (từ câu 10 đến 18). Đối tượng khảo sát để trả lời câu hỏi được thực hiện bằng cách đánh dấu X vào ơ thích hợp với lựa chọn phù hợp nhất so với thực trạng diễn ra (xem Phụ lục 1).

Về đối tượng khảo sát: Nghiên cứu khảo sát những cán bộ quản lý tại Sở YT Tỉnh Sơn La và cán bộ, nhân viên có trình độ CĐ trở lên làm việc tại các BV công lập trên địa bàn Tỉnh Sơn La. Việc tổ chức khảo sát được sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên bằng cách dựa trên danh sách CBYT được Sở YT và các BV cung cấp theo cơ cấu tương đối phù hợp với tổng thể. Tiếp cận đối tượng khảo sát điều tra theo hai cách: (i) Gửi phiếu khảo sát đã thiết kế trên Google.doc đến địa chỉ email của NNLYT tại Sơn La; (ii) Gửi phiếu khảo sát trực tiếp đến NNLYT tại Sơn La.

Về kích cỡ mẫu: Có nhiều cách thức khác nhau để chọn kích cỡ mẫu trong nghiên

cứu khoa học. Thời gian điều tra diễn ra từ tháng 05/2019 đến tháng 09/2019. Tác giả đã tiến hành phát ra 700 phiếu, sau khi sàng lọc các phiếu trả lời, tác giả đã loại bỏ 171 phiếu khơng hợp lệ (do điền thiếu thơng tin) cịn lại 529 phiếu hợp lệ được sử dụng để nhập làm căn cứ xử lý dữ liệu với cơ cấu khá đồng nhất với quy mơ tổng thể do đó có tính đại diện (xem Bảng 1).

5.2. Phương pháp xử lý thông tin

Xử lý dữ liệu thứ cấp: Sau khi thu thập các dữ liệu NCS thực hiện việc sắp xếp,

phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong Luận án và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề và phân theo tiêu trí cụ thể để phân tích bằng việc sử dụng một số phương pháp (thống kê, phân tích, so sánh...)

Xử lý dữ liệu sơ cấp: Được thực hiện thơng qua hình thức nghiên cứu định

lượng; Mục đích của kiểm tra các giả thuyết là nghiên cứu sinh đã đưa ra 529 phiếu điều tra hợp lệ, các phiếu khảo sát sau khi làm sạch đã được phân tích bằng phần mềm SPSS 21 để tạo ra những dữ liệu phục vụ phân tích thống kê mơ tả cho các thang đo định danh, t lệ hay thứ bậc (như: giới tính, thâm niên, trình độ, vị trí việc làm…); mơ tả các thang đo khoảng như: Thang đo nội dung QLNN về PTNNLYT-TĐC; các yếu tố ảnh hưởng...; Một thông số phổ dụng là Mean – trung bình cộng. Với thang đo Likert 5 bậc, có giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8.

Ý nghĩa các mức như sau: 1.00 – 1.80 (Rất không đồng ý); 1.81 – 2.60 (Không đồng ý);

2.61 - 3.40 (Khơng ý kiến/Trung bình); 3.41 – 4.20 (Đồng ý);

Tóm lại, bằng sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu cho phép NCS có được những thơng tin đầy đủ, đa chiều, khách quan về thực trạng QLNN về PTNNLYT - TĐC của tỉnh Sơn La theo khung nghiên cứu đã được xác lập và là cơ sở thực tiễn quan trọng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Số liệu, dữ liệu thu thập được đạt tính khoa học cao, đảm bảo phù hợp với nội dung nghiên cứu.

6. Những đóng góp của luận án

6.1. Đóng góp về mặt khoa học

Luận án đã hệ thống hóa và phát triển một bước lý luận cơ bản về QLNN đối với PTNNLYT-TĐC ở địa phương bao gồm:

(i) Xác lập khái niệm QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương;

(ii) Xây dựng được khung lý thuyết về nội dung và tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTNNLYT-TĐC ở địa phương;

(iii) Nhận diện nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến QLNN về PTNNLYT-TĐC ở địa phương.

6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

(i) Luận án rút ra được những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Sơn La trong QLNN về PTNNLYT-TĐC thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về PTNNLYT-TĐC ở một số địa phương trong nước có đặc điểm tương đồng.

(ii) Thực hiện việc đánh giá thực trạng QLNN về PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La qua nội dung và tiêu chí đo lường.

(iii) Phân tích tình hình nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La.

(iv) Tổng hợp đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu hoàn thiện QLNN về PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La trên cơ sở các kết luận về những thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong QLNN về PTNNLYT-TĐC ở tỉnh Sơn La; nghiên cứu định hướng phát triển ngành YT tỉnh Sơn La; mục tiêu PTNNLYT-TĐC của ngành YT tỉnh Sơn La đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

7. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với phát

triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phương.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình

độ cao ở tỉnh Sơn La.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

CHƢƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÌNH ĐỘ CAO Ở ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Tổng quan về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phƣơng

1.1.1. Nguồn nhân lực y tế trình độ cao

1.1.1.1. Khái niệm

a. Khái niệm nguồn nhân lực y tế

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển KT-XH. Liên Hợp Quốc khi đưa ra quan điểm về NNL cùng với những tác động của toàn cầu hóa, đó là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người. Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, nguồn lực con người được xem là tất cả những kiến thức kỹ năng và năng lực con người có quan hệ tới sự phát triển KT-XH đất nước. Ngày nay, NNL cịn bao hàm khía cạnh về số lượng và chất lượng, không chỉ những người trong độ tuổi mà cả những người ngoài độ tuổi lao động. Ở nước ta, khái niệm NNL được rộng rãi sử dụng từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "NNL được hiểu là nguồn lực con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người (bao gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất)". Theo tác giả Phạm Văn Đức thì: “Nguồn lực con người chỉ khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động, đó khơng chỉ là số lượng và khả năng chun mơn mà cịn cả trình độ văn hóa, thái độ đối với cơng việc và mong muốn tự hồn thiện của lực lượng lao động” (Trần Kim Dung, 2006).

Nguồn nhân lực xã hội bao gồm sức mạnh tổng hợp và tính đặc thù của NNL các ngành, các lĩnh vực, địa phương... Trong đó, NNLYT là đặc điểm ngành đặc biệt. Tổ chức YT thế giới (WHO, 2006) đã đưa ra khái niệm: “NNLYT bao gồm tất cả những người tham gia vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”. NNLYT rất đa dạng, phức tạp bao gồm tất cả các cán bộ, nhân viên YT thuộc biên chế và hợp đồng đang làm trong HTYT công lập (bao gồm cả quân y), các cơ sở ĐT và nghiên cứu khoa học y/dược và tất cả những người khác đang tham gia vào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK nhân dân (NLYT tư nhân, các cộng tác viên YT, lang y và bà đỡ/mụ vườn). Như vậy, Luận án xác định: NNLYT là tổng thể những người có năng

lực chun mơn, y đức phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp tham gia trực tiếp vào các hoạt động CSSK nhân dân.

Một số khía cạnh được làm rõ trong khái niệm, đó là:

Thứ nhất, NNLYT được xem xét tổng thể trên ba mặt số lượng - chất lượng - cơ

cấu; Về số lượng, đó là số người tham gia trực tiếp bảo vệ và CSSK cho cộng đồng; Về chất lượng, đó là thể chất và tinh thần, y đức và trình độ chun mơn của NLYT; Về cơ cấu, đó là t lệ, thành phần, vị trí của các bộ phận hợp thành trong tổng thể

NNLYT. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tập trung vào NL trực tiếp cung cấp DVYT, đó là những BS, DS, kỹ thuật viên y, điều dưỡng, hộ sinh, cử nhân sinh học, cử nhân hóa học, NLYT cơng cộng.

Thứ hai, năng lực NNLYT bao gồm năng lực chuyên môn, y đức và thể lực.

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào hai yếu tố cốt lõi: (i) Năng lực chun mơn phản ánh q trình tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thâm niên trong nghề từ thời

điểm được ĐT cơ bản cho tới khi NLYT vận dụng kiến thức được trang bị vào công việc được phân công; (ii) Y đức được tiếp cận là nhân cách của NLYT, là lòng yêu

nghề, tính k luật và tinh thần trách nhiệm với công việc; Y đức được xác định là lương tâm, danh dự, bản lĩnh và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc. Danh y Lê Hữu Trác đã làm rõ, cấu trúc nhân cách “đức” qua câu nói: “Khơng có nghề nào đạo đức bằng

nghề y và không nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”.

Thứ ba, NNLYT thực hiện các hoạt động CSSK nhân dân được coi là một

thành phần quan trọng của HTYT, là yếu tố chính thực hiện DVYT; Các lựa chọn của NNLYT (trong chỉ định xét nghiệm, kê đơn thuốc, danh mục trang thiết bị ở các tuyến...) sẽ ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của HTYT.

b. Khái niệm nguồn nhân lực y tế trình độ cao

Thuật ngữ "trình độ cao" thường được coi là yếu tố lõi của "nguồn nhân lực chất lượng cao". Nghiên cứu này xem xét trình độ cao là trình độ ĐT (khơng bao hàm trình độ tay nghề) của nhân lực trên cơ sở một số tiếp cận của Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam (2014) xác định nhân lực trình độ cao có đặc điểm là được ĐT từ trình độ cao đẳng trở lên, có kiến thức và kỹ năng để làm các cơng việc phức tạp, có khả năng thích ứng nhanh với thay đổi của cơng nghệ, có tính sáng tạo trong vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo.

Và luận án xác định khái niệm như sau: NNLYT-TĐC là những người có trình

độ ĐT từ cao đẳng trở lên, có năng lực chun mơn, y đức phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp tham gia trực tiếp vào các hoạt động CSSK nhân dân.

1.1.1.2. Phân loại nguồn nhân lực y tế trình độ cao

Có rất nhiều tiêu chí phân loại NNLYT-TĐC, đối với mỗi tiêu chí phân loại được thể hiện đó là:

Theo chức danh nghề nghiệp, NNLYT có trình độ cao đẳng trở lên bao gồm: BS,

DS, kỹ thuật viên, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên y học...

Theo tuyến, được phân chia thành: NNLYT tuyến trung ương, tuyến tỉnh; tuyến

huyện, tuyến xã.

Theo chuyên ngành đào tạo, NNLYT-TĐC gồm các chuyên ngành Răng - Hàm

Mặt; Lao và Bệnh phổi; Da liễu; Nhi; Truyền nhiễm và HIV/AIDS; Giải phẫu bệnh học; Pháp y; Ung thư; Sốt rét và Ký sinh trùng; Vi nấm và Côn trùng học; Dược sĩ.....

Theo tính chất cơng việc: NNLYT-TĐC khối Lâm sàng và Cận lâm sàng;

NNLYT thuộc khối dự phịng.

Theo trình độ, gồm có NNLYT có trình độ: CĐ; ĐH; CKI, CKII và BS nội trú;

Ths; TS...

Theo nguồn gốc cung cấp, NNLYT-TĐC bao gồm: NNL chưa có chun mơn

YT (học sinh phổ thơng,...); NNL đã có chun mơn YT.

Ngồi ra, NNLYT cịn được phân loại theo giới tính, dân tộc, thâm niên....

1.1.2. Đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực y tế trình độ cao

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại sơn la (Trang 28)