Một số quan điểm về quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn kinh doanh tại công ty cổ phần hóa chất việt trì (Trang 97 - 99)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển của cơng ty cổ phần hóa chất Việt Trì

3.1.3. Một số quan điểm về quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Để có căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý VKD tại cơng ty cổ phần hóa chất Việt Trì, cao học viên phân tích một số quan điểm cần quán triệt sau đây:

Thứ nhất: Việc đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý VKD trong doanh nghiệp hóa chất phải đảm bảo tuân thủ luật pháp và phù hợp với các chính sách vĩ mơ của nhà nước về quản lý kinh tế trong từng giai đoạn.

Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có quản lý vĩ mô của nhà nƣớc. Các ngành trong nền kinh tế quốc dân và DN trong nội bộ mỗi ngành hoạt động theo một thể chế kinh tế thống nhất, đƣợc quyền tự chủ trong SXKD và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những hoạt động của mình. Việc huy động vốn cho SXKD qua các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân hay qua thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng vốn trong và ngoài nƣớc đều phải tuân thủ pháp luật và theo những quy định cụ thể của nhà nƣớc và của ngành. Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý VKD trong DN hóa chất cần đảm bảo đƣợc các quan điểm nói trên nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quản lý vĩ mô của nhà nƣớc nói chung và của ngành hóa chất nói riêng trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai: Các giải pháp tăng cường quản lý VKD trong doanh nghiệp hóa chất phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm SXKD của ngành và của các doanh nghiệp

Mỗi ngành, mỗi DN sản xuất kinh doanh hóa chất đều có những đặc điểm riêng về tổ chức bộ máy, tổ chức quá trình SXKD và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh cũng nhƣ đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa kinh doanh khác nhau. Kinh doanh hóa chất là một loại kinh doanh đặc biệt, có điều kiện. Do đó, phƣơng pháp quản lý VKD cũng khơng giống nhau. Điều này địi hỏi khi đề xuất

giải pháp quản lý VKD phải chú ý đến đặc điểm riêng của ngành và của DN để giải pháp đó có sự phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngành và của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Có nhƣ vậy, giải pháp đề xuất mới áp dụng đƣợc vào thực tiễn và phát huy hiệu quả tích cực.

Thứ ba: Giải pháp tăng cường quản lý VKD trong DN hóa chất phải đảm bảo tính tiết kiệm, khơng làm tăng chi phí kinh doanh để mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

Trong hạch toán kinh doanh, bất kể ở giai đoạn phát triển nào của doanh nghiệp thì vấn đề quán triệt quan điểm tiết kiệm là cần thiết và luôn luôn đƣợc các nhà quản trị đề cao. Việc đề xuất các giải pháp quản lý VKD đối với các doanh nghiệp hóa chất cũng cần phải đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, khơng cần thiết nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp không tăng thêm chi phí trong q trình kinh doanh và mang lại lợi nhuận tối đa, phát triển doanh nghiệp bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng.

Thứ tư: Giải pháp tăng cường quản lý VKD trong DN hóa chất phải đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi.

Bất kể một phƣơng án hay giải pháp nào đƣa ra và đƣợc lựa chọn để áp dụng vào thực tiễn đều phải tính tốn đến tính hiệu quả và tính khả thi. Nếu một phƣơng án đƣa ra khơng đạt đƣợc hiệu quả và không áp dụng đƣợc vào thực tiễn thì phƣơng án đó khơng thể đƣợc lựa chọn. Vì vậy, khi đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý VKD của doanh nghiệp hóa chất cũng phải quán triệt yêu cầu này.

Các quan điểm trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hành lang mang tính điều kiện cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý VKD trong doanh nghiệp hóa chất những năm tới đây. Việc áp dụng các giải pháp này vào thực tiễn đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đồng bộ để mang lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn kinh doanh tại công ty cổ phần hóa chất việt trì (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)