Giải pháp đối với quyết toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu ngân sách tại quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 99 - 101)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn

3.2.3. Giải pháp đối với quyết toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm

Công tác lập báo cáo quyết tốn ngân sách phải đảm bảo tính chính xác, sát thực tế. Phải cập nhật và thống nhất từ các đơn vị thụ hưởng cho đến đơn vị cấp

trên. Kèm theo các báo cáo là phần giải trình và đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả đạt được từ sử dụng nguồn kinh phí. Tìm hiểu ngun nhân và rút ra biện pháp tăng cường quản lý để làm cơ sở cho việc lập dự toán năm sau.

Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách của năm ngân sách đã qua. Nó trở thành một khâu quan trọng, là chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Cơng tác quyết tốn NSNN hàng năm đã được quy định trong Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật.

Các đơn vị thụ hưởng Ngân sách chịu trách nhiệm chính trong việc lập quyết toán NSNN tại đơn vị, đối chiếu khớp đúng với nguồn kinh phí được KBNN cấp phát, lập các biểu mẫu theo qui định gửi cơ quan tài chính tổng hợp thẩm tra và phê duyệt. Số liệu quyết toán phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng nội dung thu - chi theo mục lục NSNN và phải lập đúng thời gian qui định.

Tổng quyết tốn ngân sách quận Ba Đình phải chịu sự thẩm tra và phê duyệt của HĐND quận Ba Đình. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ, chú trọng hoạt động giám sát của các đoàn thể quần chúng, của nhân dân và hoạt động tự giám sát, kiểm tra tài chính của đơn vị cơ sở. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán của các đơn vị dự toán đối với các đơn vị dự toán trực thuộc; các bộ phận chuyên quản của phịng Tài chính Kế hoạch quận đối với quyết toán của các đơn vị dự toán, quyết toán ngân sách cấp dưới. Các cán bộ chuyên quản phải thường xuyên bám sát đơn vị được giao phụ trách để hướng dẫn, kiểm tra, uốn nắn sai sót, giúp đỡ các đơn vị ngay trong quá trình thực hiện chi tiêu ngân sách để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm có thể xảy ra. Cần có cơ chế qui định rõ chế độ trách nhiệm của cán bộ chuyên quản khi xảy ra sai sót tại đơn vị được giao phụ trách, cán bộ chuyên quản phải chịu trách nhiệm về số liệu kiểm tra, phê duyệt quyết tốn của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu ngân sách tại quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)