Lập dự toán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu ngân sách tại quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước

1.2.1. Lập dự toán

Lập dự tốn thu NSNN thực chất là việc tính tốn số thu NSNN sẽ được huy động vào NSNN trong tháng, quý, năm dựa trên những căn cứ, điều kiện nhất định và dự kiến những giải pháp sẽ được thực thi nhằm thực hiện dự toán thu NSNN đã được xác định.

Dự toán thu NSNN hàng năm được lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch của

các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thu. “Trong q trình lập dự tốn, có quy

định cụ thể về thời gian thực hiện theo từng nội dung cụ thể.

Yêu cầu và căn cứ của lập dự toán thu ngân sách Nhà nước

- Yêu cầu của lập dự toán:

 Các nội dung thu NSNN phải được tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi

tiết các nội dung thu, chi tiết theo các sắc thuế.

 Dự toán phải được lập đúng theo quy định về biểu mẫu, nội dung và thời

hạn đã quy định.

- Căn cứ lập dự toán:

 Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối

ngoại, bình đẳng giới.

 Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương từ quận

đến phường hoặc từ huyện đến xã.

 Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà

nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

 Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân

chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

 Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây

dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

 Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03

năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

 Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.

 Số kiểm tra dự tốn thu ngân sách thơng báo cho các cấp, các cơ quan, tổ

chức, đơn vị có liên quan.

Quy trình lập dự tốn thu ngân sách

Lập dự toán thu NSNN được thực hiện theo phương pháp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên. Lợi ích của việc sử dụng phương pháp này trong lập dự toán thu NSNN là có sự kết hợp hài hịa giữa u cầu quản lý vĩ mô và yêu cầu của quản lý vi mô trong việc điều hành các khoản thu NSNN. Người ta gọi phương pháp này là phương pháp hai xuống một lên.

Với phương pháp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên, quy trình lập dự tốn thu NSNN phải tn thủ theo trình tự như sau:

Sau khi nhận được số kiểm tra về dự toán NSNN từ cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện.

UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.

Bước 2: Lập và thảo luận dự toán thu ngân sách

Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kèm theo bản thuyết minh chi tiết.

Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán thu ngân sách với cơ quan, đơn vị cung cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp dưới; và cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc trong q trình lập dự tốn.

Như vậy, đối với lập và thảo luận dự toán thu ngân sách Nhà nước cấp huyện, cơ quan tài chính cấp huyện phải tổ chức để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự tốn ngân sách trực thuộc cấp xã, sau đó, tổng hợp dự tốn ngân sách của các đơn vị trực thuộc cấp xã để báo lên cơ quan tài chính cấp tỉnh.

Bước 3: Quyết định, phân bổ, giao dự toán thu NSNN

Căn cứ vào chủ trương chính sách của năm kế hoạch, đơn vị cấp trên có trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt dự toán thu của đơn vị cấp dưới. Sau khi thẩm tra, đơn vị dự toán cấp trên tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước cho từng đơn vị địa phương. Vào năm ngân sách kế tiếp, dự toán ngân sách nhà nước có giá trị thi hành.

Tại Việt Nam, quyết định, phân bổ và giao dự toán thu NSNN được thực hiện như sau:

Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu ngân sách cho Cơ quan Trung Ương theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP.

HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán thu ngân sách địa phương. Căn cứ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu NSĐP và phương án phân bổ dự tốn ngân sách cấp mình.

Như vậy, đối với quyết định, phân bổ, giao dự toán thu NSNN cấp huyện, sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu NSNN của UBND tỉnh, UBND huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán thu NSNN huyện và phương án phân bổ dự toán thu NSNN cho từng xã trực thuộc huyện quản lý.”

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu ngân sách tại quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 30 - 33)