Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu ngân sách tại quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 41 - 46)

6. Kết cấu luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước

Tương tự như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước tại trung ương, quản lý thu ngân sách nhà nước tại địa phương cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố ảnh hưởng. “Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu NSNN,

sau đây là một số nhân tố chủ yếu:”

1.3.1. Chính sách, pháp luật liên quan đến thu NSNN

Thu ngân sách có thể lấy về từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức, nhưng nét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước, thể hiện tính cưỡng chế và mang tính khơng hồn trả là chủ yếu. Đối tượng thu là mọi lĩnh vực, mọi thành phần trong nền kinh tế. Các luật do nhà nước quy định về nguồn thu và tổ chức quản lý thu là căn cứ cho quá trình động viên vào ngân sách. Các quy định về nguồn thu bao gồm các luật thuế, các quy định về phí, lệ phí, về bán tài nguyên, tài sản quốc gia, về các doanh nghiệp nhà nước...

Yêu cầu đối với các chính sách huy động nguồn thu ngân sách là phải đảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay nhà nước để trang trải

các khoản chi phí cần thiết cho việc vận hành bộ máy cũng như thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn thu ngày càng lớn. Đặc biệt, coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, điều tiết thu nhập giữa các thành phần trong nền kinh tế. Trước những yêu cầu đó, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thu ngân sách được xây dựng dựa trên những tiêu chí nhất định.

Thứ nhất, đó là nhu cầu chi tiêu của huyện. Tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ mà huyện đảm nhận, quy mô của hệ thống bộ máy huyện, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, quan điểm phát triển của huyện... mà hình thành nên nhu cầu chi tiêu thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và chi cho các vấn đề xã hội của mỗi huyện.

Thứ hai, đó là khả năng tạo ra nguồn thu ngân sách của huyện. Khả năng này thể hiện qua nhiều tiêu chí, ví dụ như: Mức thu nhập GDP bình qn đầu người trên địa bàn huyện; khả năng khai thác và xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên của huyện; tỷ lệ tiết kiệm của khu vực tư nhân để đầu tư của huyện...

Việc căn cứ trên nhu cầu chi tiêu và khả năng tạo nguồn thu của huyện là khắc phục tư tưởng thu đơn thuần, thu thoát ly thực trạng kinh tế tại địa phương. Căn cứ trên hai tiêu chí này, địi hỏi việc xây dựng hệ thống pháp lý để huy động các nguồn tài chính vào NSNN huyện phải ln ln phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế tại huyện. Từ đó để ra các chính sách, chế độ, biện pháp chỉ đạo thu thích hợp. Khơng vì u cầu đảm bảo nhu cầu trang trải các khoản chi phí của huyện mà gia tăng các khoản thu một cách phi thực tế, gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm hạn chế nguồn thu NSNN huyện trong tương lai.

Thứ ba, đó là căn cứ trên quan điểm của nhà nước về công bằng xã hội. Thu NSNN huyện xét ở một góc độ nào đó là sự phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư thông qua bộ máy quyền lực của huyện. Sự phân phối đó là cần thiết cả

đựng trong nó những mâu thuẫn về mặt lợi ích. Một sự động viên thiếu cơng bằng sẽ khoét thêm những mâu thuẫn đó. Khi mức độ mâu thuẫn đạt đến cực điểm sẽ bùng nổ những cuộc đấu tranh xã hội làm phương hại đến tính ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Chính vì lẽ đó, huy động nguồn tài chính vào ngân sách phải ln ln coi trọng khía cạnh cơng bằng xã hội. Nó địi hỏi việc tổ chức động viên phải bám sát khả năng đóng góp của người dân theo nguyên tắc công bằng ngang và dọc. “Đối với mỗi địa phương, quan điểm về sự cơng bằng xã hội có những khác biệt nhất định, cho nên tùy thuộc những quan điểm riêng đó mà cơ chế, chính sách thu cũng có những nét đặc trưng riêng.

Qua những phân tích trên đây, có thể khẳng định kết quả thu NSNN huyện phụ thuộc rất lớn vào hệ thống pháp lý trong lĩnh vực thu. Đây là nhân tố vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Mang tính chủ quan là ở chỗ, UBND huyện chính là chủ thể ra các quyết định này. Còn khách quan là ở chỗ, hệ thống pháp luật được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ với nhân tố thực trạng nền kinh tế đã phân tích ở trên, nhằm xác lập một hệ thống chính sách thu đồng bộ, phù hợp đảm bảo lợi ích lâu dài.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, do được nghiên cứu kỹ và xây dựng có hệ thống, có tính chất lâu dài, nên sự tác động của nhân tố này tới thực trạng thu cũng như những vần đề cịn tồn tại trong cơng tác thu ngân sách là không nhiều.”

1.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội địa phương

Tồn bộ nền kinh tế quốc dân chính là nguồn thu của NSNN. Thu của NSNN được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài nước, từ mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất, lưu thông và phân phối. “Kết quả của các hoạt động

kinh tế trong nước được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu như: mức tăng trưởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế... Đó là các nhân tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN. Sự vận động của các phạm trù giá trị khác vừa có tác động đến sự tăng giảm mức động viên của NSNN, vừa đặt ra yêu cầu sử dụng hợp

lý các công cụ thu của NSNN để điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội cho phù hợp với sự biến động của các phạm trù giá trị.

Như vậy, trong tổng thu của NSNN phải coi trọng nguồn thu trong nước là chủ yếu, mà quan trọng hơn cả là nguồn của cải mới được sáng tạo ra trong các ngành sản xuất, dịch vụ.

Thu nhập của NSNN quận/huyện có thể được huy động từ nền kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau, có bắt buộc, có tự nguyện, có hồn trả và khơng hồn trả, ngang giá và không ngang giá... nhưng nét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của các cơ quan nhà nước huyện, thể hiện tính cưỡng chế bằng hệ thống luật lệ do nhà nước quy định và mang tính khơng hồn trả là chủ yếu. Mặc dù vậy, do có sự tác động ngược trở lại nền kinh tế của việc thu NSNN huyện, mà sự cưỡng chế thu này phải đặt trong sự phù hợp với tăng trưởng phát triển, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức đầy đủ đặc điểm này là ở chỗ, việc sử dụng các hình thức và phương pháp động viên của NSNN huyện đòi hỏi phải xem xét đến tính chất đặc điểm của các hoạt động kinh tế - xã hội tại huyện và yêu cầu phát huy vai trò đòn bẩy của các cơng cụ tài chính trong phân phối lại các nguồn tài chính phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng thời kỳ phát triển của huyện.

Do đó, để tăng thu cho NSNN huyện, về lâu dài, con đường chủ yếu là phải nâng cao trình độ phát triển, tìm cách mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.

Đối với công tác thu NSNN của huyện, nhân tố quyết định tới nguồn thu NSNN trên địa bàn cơ bản vẫn là thực trạng phát triển của kinh tế trong phạm vi huyện. Tuy nhiên, khác với NSNN nói chung, nguồn thu trên địa bàn huyện (quận) còn chịu sự tác động của phạm vi địa giới, những chính sách, quy định riêng và nhiều đặc điểm khác. Chẳng hạn, tuy sự hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp không nằm trên địa bàn, nhưng trụ sở doanh nghiệp nằm trên phạm vi

không gắn với sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Vì lý do trên, khi xem xét sự tác động của nhân tố tăng trưởng nền kinh tế trên địa bàn tới nguồn thu NSNN phải loại bỏ các tác nhân đó.

Có thể khẳng định, nhân tố tăng trưởng kinh tế vừa là nguồn để thu NSNN lại vừa là đối tượng tác động của các chính sách thu. Nhận thức đầy đủ sự ảnh hưởng của nhân tố này, trong cơng tác thu, phải tránh tình trạng thu theo chủ quan, thu tách rời thực trạng tăng trưởng của nền kinh tế, phải đặt lợi ích kinh tế” lên hàng đầu, thực hiện thu phải tạo được điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

1.3.3. Ý thức của đơn vị thực hiện nghĩa vụ với NSNN

Sự hiểu biết pháp luật thu NSNN huyện, tính tự giác của tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN có vai trị rất quan trọng trong thu NSNN huyện. Nếu các cá nhân, tổ chức có sự hiểu biết sâu sắc pháp luật thu NSNN, hiểu được lợi ích của việc nộp NSNN cho cơ quan thu NSNN huyện, từ đó tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN thì hoạt động thu NSNN huyện được thực hiện dễ dàng, khơng bị thất thốt. Từ đó, tạo điều kiện phát triển đất nước tốt hơn.

Ngược lại, nếu các cá nhân tổ chức không hiểu biết về pháp luật thu NSNN, hoặc cố ý khơng nộp NSNN thì việc thu NSNN huyện sẽ khó thực hiện, chi phí cho việc kiểm soát thu NSNN huyện sẽ lớn hơn.

1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý thu NSNN

Đối với công nghệ, phương tiện thông tin phục vụ cho việc quản lý thu ngân sách nhà nước, giám sát, thanh tra, kiểm tra là yếu tố tác động không nhỏ tới kết quả thu NSNN huyện. Cơ chế, chính sách thu khơng, hoặc ít có những thay đổi, trong khi tình hình kinh tế - xã hội vận động và biến đổi hàng ngày. Trong hồn cảnh đó, kỹ thuật cơng nghệ đóng vai trị quan trọng giúp việc quản lý thu ngân sách nhà nước huyện theo sát thực tế, thu đúng, thu đủ. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, các quan hệ kinh tế diễn ra ngày càng phức tạp, trình độ gian lận thuế, các thủ thuật trốn thuế cũng ngày càng tinh vi, yếu tố thông tin, kỹ thuật rất cần được chú trọng. Hiệu quả của công tác thu ngân sách nhà nước, kết quả của việc chống trốn và gian lận thuế bị tác động nhiều ở yếu tố này.

Việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý thu NSNN là một yêu cầu tất yếu cùng với tiến trình hồn thiện công tác quản lý thu NSNN nhằm giảm khối lượng công việc của cơ quan quản lý thu NSNN, đồng thời giảm tình trạng gian lận, trốn nghĩa vụ với NSNN của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh…

1.3.5. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý thu NSNN

Hoạt động quản lý, hoạt động kinh tế nói chung và cơng tác thu ngân sách nói riêng nhân tố con người có ý nghĩa quyết định. “Nhân tố con người được xem xét

trên hai khía cạnh: năng lực và đạo đức. Dù có cơ chế chính sách tốt, có cách thức tổ chức phù hợp, nhưng nếu cán bộ không hội đủ chuyên môn, công tác thu cũng khơng thể hồn thành tốt được. Những hành vi trốn thuế, gian lận thuế là những hành động ở thế chủ động, trong khi công việc phịng chống lại ln ở thế bị động. Do vậy, để thực hiện tốt công việc của mình, các cán bộ chuyên trách rất cần có năng lực cao. Tuy nhiên, trên thực tế, gây tác hại nhiều hơn tới kết quả thu ngân sách lại không phải chủ yếu do năng lực cán bộ yếu. Vấn đề bức xúc từ xưa đến nay vẫn là đạo đức cán bộ. Việc quản lý một khối lượng lớn nguồn tài chính quốc gia đã tạo cơ hội cho những cán bộ tha hóa, biến chất vi phạm pháp luật. Lợi ích cá nhân ln là động cơ thúc đẩy các hành vi vi phạm pháp luật, để các cán bộ thu ngân sách bắt tay với đối tượng thu, gây phương hại đến lợi ích quốc gia. Bởi vậy, nhân tố con người có tác động lớn tới kết quả thu ngân sách tại huyện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu ngân sách tại quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 41 - 46)