Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thủ đô

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thủ đô (Trang 48 - 49)

2 .T ỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHTM CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thủ đô

Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng bao gồm:

- Huy động nguồn vốn: Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư ( sổ tiết kiệm Thánh Gióng, sổ tiết kiệm kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn của các hộ kinh doanh, các tổ chức kinh tế.

- Cho vay tín dụng các khách hàng là cá nhân (Cho vay xây nhà, cho vay mua ô tô, cho vay tăng vốn lưu động, cho vay mua bất động sản); cho vay góp chợ đối với các hộ kinh doanh tại các chợ trong khu vực; cho vay tín dụng khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức ( cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay cầm cố thế chấp, chiết khấu GTCG) : Được thực hiện theo pháp luật, chính sách tín dụng và quy trình nghiệp vụ do Sacombank ban hành.

- Mở tài khoản thanh toán, mở thẻ thanh toán và thực hiện thanh toán cho khách hàng, mở thẻ tín dụng (cá nhân và doanh nghiệp), mở máy POS, mở thẻ lương Payroll.

- Mua bán ngoại tệ, thực hiện thanh toán ngoại hối cho khách hàng: Khách hàng có nhu cầu về mua bán ngoại tệ phù hợp với quy định của NHNN thì thực hiện thanh tốn cho khách hàng.

- Điều hành và quản lý các máy ATM; tư vấn và hướng dẫn dịch vụ Internet Banking cho khách hàng.

- Hỗ trợ thanh toán các dịch vụ điện thoại, điện, nước cho khách hàng là cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Thực hiện việc lưu trữ chúng từ: Toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh đều phải được cập nhật trong hệ thống phần mềm nội bộ Sacombank. Chứng từ kế toán, kho quỹ phải tiến hành kiểm tra hàng ngày và thực hiện lưu trữ tại phòng hoặc chi nhánh theo quy định. Hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng, thế chấp được lưu trữ tại bộ phận Tín dụng.

Đối với sổ sách báo cáo: Phòng thực hiện mở sổ sách để theo dõi theo quy

định. Các bảng sao kê dư nợ tín dụng được lập hàng tháng, hàng quý (đối với sản phẩm góp chợ là hàng ngày) để theo dõi, giám sát. Sao kê sổ tiết kiệm để theo dõi; sao kê tài khoản thanh toán lập hàng tháng để trả cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thủ đô (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)