2 .T ỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.2 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1.2.2 Vai trò của phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Vai trò đối với nền kinh tế
“Sự bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin khiến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là điều tất yếu của nền kinh tế hội nhập. Dịch vụ ngân hàng điện tử tạo cơ sở thực hiện các giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Nhờ vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giúp đẩy mạnh quá trình lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế nhờ tận dụng lợi thế từ nguồn vốn. Đồng thời, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cải thiện, nâng cao mức sống người dân nhờ việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt giúp tiết kiệm chi phí vận hành và thời gian thực hiện dịch vụ của cả ngân hàng và khách hàng.”
Mặt khác, thông qua sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn nền kinh tế do kiểm soát được các giao dịch của người tiêu dùng và khách hàng, hạn chế các giao dịch ngầm, nắm bắt được khối lượng tiền tệ luân chuyển giữa các ngân hàng và trong nền kinh tế. Từ đó đưa ra các chính sách tiền tệ thích hợp.
Vai trị đối với ngân hàng
Thứ nhất, triển khai, cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử thể hiện mức độ
hiện đại hóa trong cơng nghệ ngân hàng, tạo ra tiện ích về khơng gian và thời gian thực hiện giao dịch. Từ đó, giúp nâng cao vị thế, uy tín và thương hiệu ngân hàng giúp ngân hàng phản ứng nhanh chóng với những yêu cầu của khách hàng và thay đổi của thị trường. Nhờ vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giúp các ngân hàng thương mại mở rộng thị phần thông qua mở rộng quy mô khách hàng (giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút số lượng khách hàng mới). Khi số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng tăng lên kéo theo doanh thu cung cấp dịch vụ gia tăng và thị phần ngân hàng được mở rông.
Thứ hai, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giúp các ngân hàng thương mại
thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hửu và giảm các chi phí khơng cần thiết.
Với việc sử dụng các kênh phân phối hiện đại để cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ mà ngân hàng không cần mất
thêm chi phí đào tạo nhân sự, chi phí tuyển nhân viên, chi phí mua sắm máy móc, thiết bị tại các phòng giao dịch. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giúp tăng năng suất lao động của nhân viên ngân hàng nhờ gia tăng khối lượng giao dịch được thực hiện. Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử còn giúp nâng cao tính chính xác, kịp thời của các giao dịch được thực hiện. Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng không phải lấy số để chờ đến lượt được phục vụ. Nhờ vậy, các lệnh chuyển tiền, chi trả của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, hạn chế rủi ro biến động giá cho khách hàng và ngân hàng giúp nâng cao uy tín của ngân hàng.
Thứ ba, khi cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, tất cả các quy trình, nghiệp
vụ của giao dịch đều được tiêu chuẩn hóa trên một hệ thống điện tử và áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Sự đồng nhất này giúp giảm thiểu tình trạng khác biệt về chất lượng dịch vụ đối với khách hàng do cảm nhận của khách hàng về trình độ nhân viên, về thái độ phục vụ…
Thứ tư, thực hiện cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua các kênh phân
phối hiện đại, ngân hàng dễ dàng hơn trong việc quảng bả, tiếp thị sản phẩm, giới thiệu hình ảnh ngân hàng đến khách hàng một cách nhanh nhất song vẫn đảm bảo hiệu quả như mong muốn.
Đối với khách hàng
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giúp khách hàng tiết kiệm thời gian thực hiện giao dịch nhờ quy trình thực hiện tự động và khép kín, đồng thời giúp khách hàng có thể chủ động quản lý thơng tin tài khoản mở tại ngân hàng thương mại nhờ những công cụ điện tử.
Đối với khách hàng doanh nghiệp: ngoài những vai trò về tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng tiện ích, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử còn giúp việc quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn. Dịch vụ ngân hàng điện tử là nền tảng của q trình thanh tốn khơng dùng tiền mặt, từ đó giúp tăng tốc độ luân chuyển vốn tiền tệ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ vậy, việc sử dụng vốn tiền tệ của doanh nghiệp được thực hiện tốt hơn.
Như vậy, đối với khách hàng, vai trò của phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử được thể hiện qua những điểm sau:
+ Sự thuận tiện:“mọi giao dịch của dịch vụ ngân hàng điện tử được thực hiện tại bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào mà không cần đến các quầy giao dịch của ngân hàng như dịch vụ ngân hàng truyền thống”.
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí:“Thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng có thể thực hiện tại nhà, khơng cần đến các quầy giao dịch ngân hàng nên có thể tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi được phục vụ của khách hàng. Ngoài ra, việc vận hành các kênh phân phối hiện đại cũng tiết kiệm chi phí hơn vận hành kênh phân phối truyền thống của ngân hàng thương mại nên khi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, mức phí sử dụng dịch vụ sẽ thấp hơn”.
+ Nhanh chóng: “Do giảm thiểu được thời gian của những hoạt động không cần thiết như: nhập số liệu, xử lý số liệu… nên dịch vụ ngân hàng điện tử được thực hiện rất nhanh, giao dịch của khách hàng có thể được thực hiện ngay lập tức: rút tiền, kiểm tra thông tin tài khoản, chuyền tiền cùng hệ thống…”
+ Quản lý quỹ dễ dàng:Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng có thể chủ động kiểm tra tài khoản, in, tải sao kê tài khoản khi có nhu cầu đầu tư hoặc thực hiện một giao dịch chuyển tiền nào đó.