Sau giai đoạn tăng trưởng 2016-2017, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức 21%, năm 2018, kết quả hoạt động cho vay của ACB giảm 5% so với 2 năm trước đó. Do sau nửa đầu năm 2018 bùng nổ và sử dụng quá nửa hạn mức tăng trưởng tín dụng, dư nợ cho vay của ACB đã giảm có xu hướng giảm để phù hợp với chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN. Và do quy định nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho hệ thống ngân hàng theo thông tư 16, NHNN quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng là 45% cho năm 2018 và 40% kể từ đầu năm 2019. Vì vậy, số liệu tăng trưởng dư nợ cho vay của ACB giai đoạn 2018-2019 giảm nhẹ so với giai đoạn 2 năm trước đó.
Trong năm 2019, hoạt động cho vay của ACB, đặc biệt là mảng bán lẻ đã đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng nhờ vào quá trình cơ cấu khách hàng và các chiến lược chăm sóc tiềm năng hiệu quả. Năm 2019, ACB tiếp tục chú trọng tập trung tăng trưởng dư nợ phát triển kinh tế theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kết quả đến hết năm 2019, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 269 ngàn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 54 ngàn tỷ đồng (+16,6%) so với cuối năm 2018 nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ mức trần tăng trưởng tín dụng. Cho vay khách hàng cá nhân đạt 158 nghìn tỷ đồng vào cuối 2019, tăng 21%, tiếp tục đóng vai trị đầu tàu cho động lực tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó cho vay của nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đạt mức tăng trưởng 10%. Tổng danh mục cho vay nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 90% trên tổng số dư nợ cho vay toàn ngân hàng.
Sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động cho vay của ACB càng thận trọng hơn. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 16% giai đoạn 2019-2020, giảm 1% so với tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn trước đó 2018- 2019, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn đúng theo kế hoạch của ngân hàng đề ra.
2.1.2.4. Lợi nhuận trước thuế
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)