6. Kết cấu của luận văn
1.2. KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.2.3. Phương pháp kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Phƣơng pháp vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro
Bất cứ hoạt động nào cũng chứa đựng rủi ro tiềm ẩn. Xét về lĩnh vực thuế, rủi ro được hiểu là tổn thất có thể xảy ra phát sinh từ các hoạt động không tuân thủ pháp luật thuế trong những mơi trường, hồn cảnh cụ thể.
Theo phương pháp này, cơ quan thuế tiến hành hoạt động kiểm tra thuế đối với ĐTNT trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Cơ quan thuế phải thu thập, lưu giữ các thơng tin, tài liệu có hệ thống về ĐTNT. Từ hệ thống thông tin này, cơ quan thuế tiến hành phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, xếp hạng rủi ro làm cơ sở quyết định kế hoạch kiểm tra, lựa chọn đối tượng, quy
mô, thời điểm kiểm tra... Với những đơn vị được xếp hạng rủi ro cao sẽ phải tiến hành kiểm tra trước; nếu rủi ro rất cao thì phải kiểm tra kỹ lưỡng hơn rất nhiều. Với những đơn vị có độ rủi ro thấp (chẳng hạn như: thường xuyên chấp hành tốt pháp luật thuế, không nợ thuế quá hạn, số thuế nộp thường xuyên cao và ổn định...) thì ít tiến hành cơng tác kiểm tra hơn.
Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh
Đây là phương pháp nghiệp vụ được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc kiểm tra thuế. Nội dung của phương pháp này là thực hiện việc so sánh, đối chiếu nội dung cần kiểm tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nội dung kiểm tra. Cụ thể là: đối chiếu với các văn bản pháp luật về thuế; đối chiếu tài liệu, số liệu trong hồ sơ thuế của đơn vị được kiểm tra với đơn vị có liên quan khác; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổ tổng hợp với sổ chi tiết, giữa sổ sách kế toán với chứng từ kế toán; đối chiếu giữa số liệu báo cáo thống kê với thực tế về hiện vật (vật tư, hàng hóa, hiện vật...); đối chiếu giữa nội dung tài liệu, báo cáo quyết toán, sổ sách, chứng từ với các chuẩn mực (các định mức kinh tế kỹ thuật); đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) tháng trước, quý trước, năm trước; đối chiếu giữa nội dung thu, chi thực tế với chính sách, chế độ quy định; đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác (nếu có).
Phƣơng pháp kiểm tra đi từ tổng hợp tới chi tiết.
Trình tự hạch toán kế toán phải theo nguyên tắc đi từ chi tiết đến tổng hợp. Tuy nhiên, trong công tác kiểm tra thuế, phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu là kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết, hay còn gọi là phương pháp kiểm tra ngược chiều.
Theo phương pháp này, trước hết kiểm tra số liệu tổng hợp sau đó mới kiểm tra số chi tiết.
Việc kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp như: bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh... Từ việc phân tích đối chiếu trên tài liệu tổng hợp rút ra nhận xét tổng quát và những vấn đề cần đi sâu kiểm tra.
Kiểm tra số liệu chi tiết là việc kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết.
Phương pháp này giúp cho cán bộ kiểm tra nắm được những vấn đề chính, phát hiện được những mâu thuẫn, những bất thường để từ đó đi vào kiểm tra các vấn đề mấu chốt, trọng tâm; tránh bị sa vào những việc vụn vặt hoặc sa lầy, khơng tìm được hướng đi rõ rệt.
Phƣơng pháp sử dụng để kiểm tra chứng từ gốc
Chứng từ gốc là cơ sở pháp lý ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở của mọi số liệu kế tốn. Có ba phương pháp kiểm tra chứng từ gốc:
- Kiểm tra theo trình tự thời gian: là việc thực hiện kiểm tra tất cả chứng từ gốc đã được sắp xếp theo trình tự thời gian phát sinh. Phương pháp này mất nhiều thời gian và hiệu quả thấp nên ít được sử dụng.
- Kiểm tra theo loại nghiệp vụ: là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định như chứng từ thu, chi tiền mặt; chứng từ xuất, nhập kho... Phương pháp này được áp dụng khi cần rút ra kết luận đầy đủ về một loại nghiệp vụ theo yêu cầu của nội dung kiểm tra. Phương pháp này sử dụng phổ biến, tiết kiệm thời gian và cho hiệu quả cao.
- Kiểm tra điển hình là việc kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ để rút ra kết luận chung. Phương pháp này tiết kiệm nhiều thời gian nhưng độ tin cậy của kết luận không cao.
Các phƣơng pháp kiểm tra bổ trợ
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp những cơng việc có liên quan đến nội dung kiểm tra tại hiện trường. Phải thực hiện kín đáo khơng gây trở ngại cho công việc.
- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được sử dụng khi cần thu thập thông tin từ những người có quan hệ trực tiếp đến nội dung kiểm tra. Điều quan trọng là nghệ thuật phỏng vấn phải khéo léo để thu được những thông tin cần thiết mà người được hỏi lại sẵn sàng trả lời.
- Phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần: Mục đích của phương pháp này nhằm đảm bảo kết luận kiểm tra về từng nội dung được chuẩn xác, trung thực, khách quan. Khi kiểm tra phải đối chiếu với nhiều nguồn số liệu, nhiều nguồn thơng tin để đảm bảo tính khớp đúng của sự việc, do đó phương pháp này cịn được gọi là phương pháp phối hợp kiểm tra nhiều nguồn. Phương pháp này địi hỏi trong q trình kiểm tra phải có văn bản xác nhận về từng phần đã được xác minh, trên cơ sở xác nhận từng phần để đi đến xác nhận toàn bộ.
- Các phương pháp tốn học: Đó là các phương pháp số học, tốn kinh tế… giúp cho việc tính tốn, đối chiếu và tổng hợp số liệu.